(DHVO). Hiện nay, người khiếm thị đã tiếp cận công nghệ thông tin trên máy tính và điện thoại khá thành thạo; nhưng chữ nổi vẫn là công cụ không thể thiếu khi người khiếm thị tham gia vào các lĩnh vực như học tập, lao động, giải trí… Trươc thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc ứng dụng các thiết bị công nghệ cao nhằm hỗ trợ người khuyết tật đòi hỏi cần có bộ chuẩn quốc gia về chữ nổi, nhằm tối đa hóa sự hỗ trợ của những công cụ này và hệ thống bảng chữ nổi Braille đã được đưa vào áp dụng cho người khiếm thị.
Ảnh minh họa – Nguồn internet
Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 15/2019 có hiệu lực ngày 16/10/2019 quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật. Theo đó quy định Chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật quy định tại Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giáo dục và các hoạt
động khác liên quan đến người khuyết tật.
Chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật quy định về quy tắc đọc và viết ô Braille, hệ thống kí hiệu và quy tắc viết chữ nổi Braille tiếng Việt cho người khuyết tật nhìn dùng để đọc, viết.
Bộ chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khiếm thị là căn cứ thống nhất để các cơ sở chuyển đổi và in sách giáo khoa cho học sinh khiếm thị. Các trường học có học sinh khiếm thị trên cả nước có sự thống nhất dùng chung các kí hiệu trong các môn học.
Như vậy, bộ chuẩn Quốc gia về hệ thống kí hiệu chữ nổi Braille ra đời là cơ sở nền tảng, điều kiện cần thiết cho việc tham gia giáo dục, lao động và sinh hoạt có chất lượng và bình đẳng cho người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung.
Nam Phương (T/h)