Ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam

(ĐHVO). Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu hoành hành, nền kinh tế trên toàn thế giới đều có dấu hiệu chững lại. Kinh tế các nước trong đó có Việt Nam đều đang rơi vào tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng do tác động của dịch bệnh.

Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm virus SARs-CoV-2 đầu tiên, tính đến 17/4/2020, sau gần 3 tháng, cả nước ta ghi nhận 268 ca nhiễm trong đó có 198 bệnh nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận ca tử vong nào. Có thể nói rằng, công tác phòng, chống dịch và chữa bệnh của nước ta hiện vẫn đang duy trì ở mức tốt. Tuy nhiên, để có được điều đó, Đảng và Chính phủ đã phải đánh đổi bằng nền kinh tế cả nước khi thực hiện các biện pháp như giãn cách xã hội, hạn chế xuất nhập cảnh và đặc biệt là đóng cửa các khu du lịch, dịch vụ.

Về phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp

Trong quý I/2020, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản. Sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định; sản xuất thủy sản quý I/2020 tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%, đóng góp 58,4%; khu vực dịch vụ tăng 3,27%, đóng góp 41,4% vào mức tăng trưởng chung. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp quý I/2020cũng vì tác động của dịch bệnh nên đạt mức tăng trưởng thấp 5,28% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể, công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2020 ước tính vẫn tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, đóng góp 1,64 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,46%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,67%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 3,18% do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh, làm giảm 0,21 điểm phần trăm.

Biểu đồ thể hiện chỉ số sản xuất công nghiệp Qúy I/2020

Biểu đồ thể hiện kết quả sản xuất lâm nghiệp Qúy I/2020

Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất nông ngiệp Qúy I/2020

Hạn chế trong việc hoạt động của doanh nghiệp

Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19, ước tính trong 3 tháng đầu năm,  số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26%. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.

Ảnh biểu đồ chỉ tiêu doanh nghiệp Quý I/2020

Về hoạt động du lịch, dịch vụ

Du lịch, dịch vụ là lĩnh vực gần như chịu tác động nặng nề nhất của dịch. Theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020. Tính chung quý I/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (4,7%), nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm. Bên cạnh đó, do đóng cửa các khu du lịch và hạn chế nhập cảnh, cũng như các chính sách giãn cách xã hội nên số lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 3 cũng giảm mạnh 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 3,7 triệu lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2020 bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đại dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều lĩnh vực đều suy giảm. Tuy nhiên, với các chính sách và biện pháp được nhà nước đặt ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng phát triển ở các giai đoạn sau của năm 2020.

Ngọc Châm – Hải Chi

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang