An Giang tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật

Trường Cao đẳng nghề An Giang phối hợp Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Ngày hội hướng nghiệp hòa nhập, với sự tham gia của các học sinh khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Tại ngày hội, các học sinh khuyết tật tham gia các hoạt động trải nghiệm (chế tạo robot đi bộ, tổ chức cuộc đua kỳ thú…). Đồng thời, tham quan, tìm hiểu môi trường học tập, nghiên cứu và các ngành nghề mà Trường Cao đẳng nghề An Giang đang đào tạo, học bổng và cơ hội việc làm…

Đặc biệt, các em tỏ ra rất thích khi được tham quan các xưởng thực hành các ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo. Qua đó, giúp các em hiểu rõ hơn về các ngành nghề mà mình mong muốn theo học.

Các em học sinh tìm hiểu các ngành nghề mà Trường Cao đẳng Nghề An Giang đào tạo. (Ảnh: CTTĐT An Giang).

Các em học sinh tìm hiểu các ngành nghề mà Trường Cao đẳng Nghề An Giang đào tạo. (Ảnh: CTTĐT An Giang).

Phương thức xét tuyển, tiêu chí xét tuyển, thời gian đào tạo, việc học văn hóa song song với việc học nghề, học phí, nơi sinh hoạt tại ký túc xá, sự thích nghi của các học sinh khuyết tật khi học tập, cơ hội việc làm và những chính sách hỗ trợ đối với các học sinh khuyết tật khi tham gia học nghề tại nhà trường… là những trăn trở của các phụ huynh có con em khuyết tật tham dự ngày hội đã được lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề An Giang và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) giải đáp thỏa đáng từng vấn đề, giúp các phụ huynh yên tâm và có thêm niềm tin về tương lai của con em mình.

Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng nghề An Giang Trần Chí Độ cho biết: Qua buổi trao đổi với với các phụ huynh, nhà trường đã nắm bắt được những yêu cầu, mong muốn về các ngành, nghề mà các trẻ em khuyết tật mong muốn theo học, để có kế hoạch đào tạo hợp lý và đảm bảo chất lượng nhất.

Trường luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có phương án, giáo án phù hợp để giúp các em học tập hiệu quả nhất. Song hàng cùng việc dạy nghề, nhà trường còn dạy văn hóa nếu các em muốn học lên cấp 3 và thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, giúp các em tự tin hòa nhập với xã hội. Đặc biệt, chúng tôi sẽ chủ động liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành cho các đối tượng khuyết tật trong và ngoài tỉnh giới thiệu việc làm cho các em sau khi học nghề.

Theo Báo Điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang