8 bộ phim đáng xem về người khuyết tật

(ĐHVO). Ý nghĩa, sâu sắc và không hề nhàm chán, những bộ phim lấy cảm hứng từ người khuyết tật dưới đây vừa giúp người xem giải trí sau những phút giây học tập, làm việc căng thẳng, vừa giúp chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc sống của những người khuyết tật.

Người khuyết tật thường là đối tượng ít khi được đưa vào trong phim ảnh. Điều này một phần là do còn ít đạo diễn khi tập trung khai thác vào chủ đề và số diễn viên có khả năng vào vai một người khuyết tật vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn còn những bộ phim lấy cảm hứng từ những người khuyết tật vô cùng ý nghĩa và đáng xem

1. Inside I’m Dancing (Tâm hồn tôi đang nhảy múa) (2004)

Inside I’m dancing là một bộ phim hài được sản xuất vào năm 2004. Nội dung phim xoay quanh hai chàng trai khuyết tật trẻ tuổi là Rory và Michael. Cũng nhưu tên phim, mặc dù là người khuyết tật nhưng hai chàng trai này lại có sức sống mãnh liệt, luôn muốn thoát khỏi các định kiến và sự thương hại của xã hội để sống một cách độc lập bởi chính bản thân mình. Xuyên suốt phim là nhưng phân cảnh hài hước nhưng cũng rất cảm động về sự nổi loạn của 2 chàng trai. Bộ phim đã làm nổi bật lên thực tế là bạn cần phải chiến đấu lại những gì đang khiến bạn chết dần trong cuộc sống. Phim có sjw tham gia của diễn viên James McAvoy trong vai Rory và Steven Robertson đóng vai Michael.

2. The diving bell and the butterfly (Chiếc áo lặn và con bướm) (2007)

The diving bell and the butterfly là bộ phim của Pháp. Bộ phim là câu chuyện có thật về cuộc đời của nhà báo người Pháp Jean-Dominique Bauby sau một chấn động lớn đã khiến ông bị liệt. Ngoài con mắt ra thì còn hai thứ ở Jean-Do không bị liệt đó là ký ức và trí tưởng tượng. Đây là hai thứ vừa có thể khiến ông chết vừa có thể giúp ông hồi sinh. The diving bell and the butterfly được đánh giá là một bộ phim cảm động và truyền cảm hứng và cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những đấu tranh tâm hồn của một nguồi mắc kẹt trong một cơ thể bị tê liệt. Bộ phim cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: giải thưởng điện ảnh độc lập Spirit 2008, LHP Cannes 2007, giải của Ủy ban Phê bình điện ảnh quốc gia Mỹ…

3. Intouchables (Những kẻ bên lề) (2011)

Intouchables là một bộ phim hài của Pháp, dựa trên một câu chuyện có thật. Bộ phim kể về một thanh niên da màu tên là Driss đi khắp tứ phương để cầu mong có được cuộc sống giàu có và một nhà quý tộc khuyết tật cần tìm người chăm sóc là Philippe. Philippe là một người có đam mê các môn thể thao mạo hiểm. Không may, trong một lần nhảy dù, anh gặp tai nạn và bị liệt toàn thân. Sau khi bị liệt, thay vì tìm những nhân viên y tá, Phil đã chọn Driss chăm sóc cho mình bất chấp lời khuyên của gia đình. Mặc dù có nhiều sự chênh lệch về địa vị, trình độ, màu da và tuổi tác nhưng Phil và Driss vẫn trở thành những người bạn thân và Driss đã giúp Phil dần lấy lại sự lạc quan, yêu đời. Đây là một bộ phim xuất sắc và cho thấy rằng nếu người khuyết tật tìm được người chăm sóc phù hợp, thì họ sẽ có nhiều niềm vui, động lực sống.

Những người bị đẩy ra ngoài lề xã hội thường có mối đồng cảm đặc biệt với nhau

(Ảnh: Internet)

4. The Theory of everything (Thuyết yêu thương) (2014)

The Theory of Everything là tác phẩm mô tả chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời một nhà vật lý, thiên văn học nổi tiếng. Dựa trên cuốn hồi ký Travelling to Infinity: My Life with Stephen của bà Jane Hawking – vợ đầu của Stephen Hawking, bộ phim tái hiện gần như cả quãng đời của nhà vật lý, từ những ngày tháng tuổi trẻ đầy hoài bão, hành trình chống lại căn bệnh hiểm nghèo, tình yêu vượt lên nghịch cảnh của Stephen (Eddie Redmayne đóng) và bà Jane (Felicity Jones thủ vai) tới những tháng ngày ông ngồi xe lăn, giành được thành tựu khoa học kiệt xuất. Năm 1963, Stephen Hawking phát hiện bị mắc bệnh teo cơ tủy khi mới 21 tuổi, lúc chuẩn bị đưa ra công trình nghiên cứu đầu tiên về vật lý vũ trụ. Từ một thanh niên khỏe mạnh, Stephen dần bị liệt, chỉ sử dụng được ngón tay và mắt, mất giọng nói. Không đao to búa lớn, không đề cập tới những thành tựu kinh điển của Stephen Hawking, The Theory of Everything của James Marsh chỉ dựng lên tượng đài giản dị nhất về một người đàn ông đối mặt những nỗi đau khi hôn nhân đổ vỡ, mặc cảm tự ti lúc bệnh tật không thể gượng dậy. Nhưng trên tất cả, đó là tinh thần lạc quan, cái nhìn tươi sáng về cuộc sống. Trong phim, Stephen Hawking giới thiệu về nghề nghiệp của bản thân trong cuộc hẹn hò với Jane: “Anh nghiên cứu về cuộc hôn nhân giữa không gian và thời gian”, còn The Theory of Everything là cuộc hôn nhân giữa nghệ thuật và hiện thực về Stephen Hawking. Phim đã giành chiến thắng vang dội ở nhiều giải thưởng điện ảnh trong năm 2015, trong đó có năm tượng vàng Oscar, hai giải Quả Cầu Vàng, ba giải BAFTA..

Bộ phim Thuyết yêu thương đã tái hiện lại xuất sắc hình ảnh nhà vật lý, thiên văn học Stephen Hawking (Ảnh: Internet)

5. Nguyên tắc cơ bản của sự quan tâm (2016)

Đây là một bộ phim hài kịchcủa Mỹ được viết và đạo diễn bởi Rob Burnett, sản xuất vào năm 2016, dựa trên tiểu thuyết The Revised Fund basicals of Caregiving của Jonathan Evison xuất bản năm 2012. Với sự tham gia của Paul Rudd , Craig Roberts Selena Gomez , bộ phim đã được công chiếu trên toàn thế giới tại Liên hoan phim Sundance vào ngày 29 tháng 1 năm 2016 và được phát hành trên Netflix vào ngày 24 tháng 6 năm 2016. Phim xoay quanh một chàng thiếu niên tên là Trevor bị mắc chứng rối loạn dưỡng cơ và được Ben – một nhà văn đã nghỉ hưu chăm sóc. Ben đã thuyết phục Trevor thử đi du lịch trên một con đường chạy xuyên nước Mỹ để mở rộng tầm nhìn thay vì ở lỳ trong nhà xem TV và ăn suốt một món ăn quen thuộc của anh ta. Sau khi Trevor đồng ý, cả hai bắt đầu cuộc hành trình của mình. Trải qua nhiều khó khăn và thử thách trên đường đi cũng như gặp thêm những người bạn mới, cả hai bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của niềm hy vọng và tình bạn. Đây là một bộ phim hài nhẹ nhàng và khá thú vị.

6. Me before you (Trước ngày em đến) (2016)

Me Before You là phim điện ảnh Anh – Mỹ thuộc thể loại lãng mạn hài hước và cũng là phim đạo diễn đầu tay của Thea Sharrock, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên năm 2012 của nữ nhà văn Jojo Moyes. Bộ phim là câu truyện về tình yêu của một cô gái trẻ và một chàng trai khuyết tật. Louisa Clark là một cô gái 26 tuổi sống ở một thị trấn cổ miền quê nước Anh. Cô có phong cách ăn mặc màu mè khác biệt, không có phương hướng hay ước mơ cá nhân cụ thể và phải vất vả làm việc để giúp đỡ gia đình khó khăn của mình. Câu chuyện bắt đầu khi Lou nhận công việc mới là chăm sóc cho Will Traynor, một chủ nhà băng trẻ tuổi giàu có bị liệt nửa người và phải gắn chặt đời mình trên chiếc xe lăn do một tai nạn thảm khốc 2 năm trước đó. Từ một chàng trai mạnh mẽ phóng khoáng, Will trở thành một người cố chấp, đầu hàng số phận. Cuộc gặp gỡ và sự quan tâm của Lou đã khiến Will mở lòng và tình yêu tràn về trong tim anh. Phim được công chiếu vào ngày 3 tháng 6 năm 2016 tại Việt Nam, cùng ngày với ngày công chiếu tại Mỹ và thế giới, đồng thời nhận được nhiều đánh giá và nhận xét tiêu cực lẫn tích cực đồng thời thu về hơn 207 triệu USD trên toàn thế giới.

Me before you đã từng lấy đi nước mắt của nhiều khán giả Việt Nam (Ảnh:Internet)

7. Breathe (Trong từng nhịp thở) (2017)

Đây là một câu chuyện có thật về Robin Cavendish, người đã bị tê liệt ở tuổi 28 sau khi mắc bệnh bại liệt. Robin Cavendish là một thanh niên trẻ tuổi, đầy mơ mộng và hoài bão. Tại một buổi tiệc ngoài trời, anh phải lòng nàng tiểu thư thuộc dòng dõi quý tộc trong thị trấn là Diana. Tình yêu của họ đi ngược lại lẽ thường, không tương đồng về cả tầng lớp lẫn địa vị xã hội nên không được gia đình cô gái ủng hộ. Nhưng vượt lên tất cả, theo tiếng gọi của trái tim, hai người vẫn đến bên nhau. Diana rời xa cuộc sống nhung lụa để theo chồng đến châu Phi, trở thành phu nhân của một thương nhân môi giới trà. Họ đã sống những ngày tháng tươi đẹp của cuộc đời cho đến khi biến cố xảy đến. Robin bị phát hiện mắc chứng bại liệt toàn thân đúng lúc hai vợ chồng chuẩn bị chào đón đứa con trai đầu lòng. Anh đứng trước lựa chọn giữa cái chết để giải thoát và sự sống vì những người yêu thương mình. Bất chấp tất cả những lời khuyên của các bác sĩ, Diana quyết định đưa anh về nhà tự tay chăm sóc. Tình yêu giống như liều thuốc duy nhất đã giúp Robin vượt lên được khuyết tật của bản thân, sống một cuộc đời hạnh phúc và trở thành nhà hoạt động vì quyền lợi của những bệnh nhân bại liệt. Breathe đã được công chiếu trên các rạp phim ở Việt Nam năm 2016.

8. Walk. Ride. Rodeo (Nghị lực phi thường) (2019)

Amberley Snyder, một tay đua rodeo xếp hạng quốc gia người Mỹ. Ở tuổi 19, Amberley Snyder bị thương nghiêm trọng sau một vụ tai nạn xe hơi khiến cô bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Các bác sĩ của cô nói rằng cô sẽ khó có thể đi bộ và có khả năng phải từ bỏ đam mê của mình. Mặc dù vậy, Snyder vẫn cố gắng và cô đã vượt qua tiên lượng của các bác sỹ và trở lại lưng ngựa chỉ 18 tháng sau vụ tai nạn. Bộ phim cho thấy nghị lực phi thường của một cô gái trẻ khi cố gắng tiếp tục sống và thực hiện ước mơ của mình, thay vì gục ngã và bỏ cuộc sau khi nghe được chẩn đoán của bác sĩ.

Công Năng

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang