(DHVO). Theo thông tin trên trang Zing.VN, mỗi năm, thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời bị mắc ít nhất một dị tật bẩm sinh. Ở Việt Nam, con số này là khoảng 6.000 trong tổng số 1,5 triệu trẻ được sinh ra. Việc giảm thiểu rủi ro khuyết tật cho trẻ em hoàn toàn có thể ngăn ngừa, giảm thiểu được.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Hiện nay, rủi ro về môi trường, thực phẩm là rủi ro lớn trong chăm sóc sức khỏe cho thai nhi. Trước, trong thời gian thai kỳ, 4 điểm lưu ý quan trọng nhất gồm:
1. Kiểm tra sức khỏe của mẹ trước, trong thai kỳ
Người mẹ có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh di truyền, bệnh truyền nhiềm thường sẽ sinh ra những người con khỏe mạnh. Trước thai kỳ, người mẹ cần khám tiền sản để bác sỹ rã soát lại sức khỏe của bản thân, những vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, chẳng hạn việc mẹ có dùng thuốc kháng sinh, chữa bệnh gì không? Mẹ có mắc bệnh truyền nhiễm không? Từ đó mẹ cùng bác sỹ sẽ phác thảo lên kế hoạch sinh con để giảm thiểu rủi ro dị tật.
2. Chế độ dinh dưỡng
Trước, trong thời kỳ thai sản người mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất quan trọng nhất là acid folic – Chất dinh dưỡng quan trọng làm giảm thiểu dị tật thai nhi. Acid Folic có thể được điều chế ở dạng thuốc uống. Ở thực phẩm, chất dinh dưỡng này có nhiều ở các loại rau xanh màu đậm như ra cải bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt như hạt bí, hạt óc chó, hạt điều, các loại trái cây họ cam, quýt, cá oại đậu, bơ, đậu bắp.
Để giảm thiếu rủi ro dị tật bẩm sinh, các bác sỹ ở bênh viên Nhi trung ương khuyên người mẹ trước khi mang thai 01 tháng bổ sung các loại viên uống sắt tổng hợp để bổ sung acid folic và duy trì dưỡng chất này trong suốt thời gian thai kỳ, chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm tươi sống, đảm bảo, tránh các đồ ăn nhanh, nước uống đóng chai, gây hại cho thai nhi.
3. Môi trường sống
Môi trường sống có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Trước thời gian mang thai, người mẹ nên tránh xa các tác nhân gây hại từ nhà vệ sinh như thuốc tẩy rửa, lau sàn,… – những chất có thể gây dị tật ở thai nhi dưới 04 tháng tuổi.
Phụ nữ mang thai cần tránh xa khói thuốc lá, đặc biệt không hút thuốc lá, nói không với môi trường khó thuốc lá. Theo thống kê, với những người hút thuốc lá chủ động hay thụ động, tỷ lệ thai chậm tăng tưởng tăng 3,4 đến 4,2 lần. Dù hút thuốc trực tiếp hay hút thuốc thụ động đều có khả năng gây hại cho thai nhi, thai nhi chậm lớn và kém phát triển về trí não và thể chất.
Người mẹ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, sống trong môi trường sạch sẽ, thoải mái, tránh áp lực cuộc sống để có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sinh con.
4. Sử dụng thuốc
Nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trong thời gian thai kỳ cho thấy việc sử dụng thuốc có thể gây hại ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Người mẹ, trong thời kỳ mang thai nếu gặp các vến đề về sức khỏe, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, cần tham vấn ý kiến của bác sỹ nếu dùng thuốc trong giao đoạn này. Một số thuốc gây quái thai được các bác sỹ liệt kê bao gồm:Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen, thuốc chống đau nửa đầu: erotamin, Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu, thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen, thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol, thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei, thuốc lợi tiểu: các Thiazid, thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao, một số thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin…
Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ giữ tâm lý thỏa mái, tích cực, tránh căng thẳng, mệt mỏi, môi trường ô nhiễm, ….
Trang Quỳnh