Trao 344 suất học bổng tiếp sức học sinh khuyết tật, mồ côi ở Tiền Giang

Chương trình đã trao 344 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
PGS.TS Trương Thị Hiền và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Trọng trao học bổng cho HS.
PGS.TS Trương Thị Hiền và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Trọng trao học bổng cho HS.

Ngày 7/9, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người khuyết tật và trẻ mồ côi (gọi tắt là Hội Bảo trợ), Sở GD&ĐT và Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang phối hợp tổ chức Lễ trao học bổng “Tiếp sức học sinh khuyết tật, mồ côi đến trường” lần thứ XI năm học 2023 – 2024.

Học sinh nhận tài trợ học phí thường xuyên. ảnh 1
Học sinh nhận tài trợ học phí thường xuyên.

Chương trình diễn ra trong không khí trang trọng và xúc động. Các đại biểu được xem phóng sự về những khó khăn, vất vả của các em mồ côi, khuyết tật tiêu biểu cùng sự vượt qua nghịch cảnh để vươn lên trong khốn khó của các em.

344 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và 20 quyển tập) đã được trao cho 220 học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở, 124 học sinh Trung học phổ thông. Trong 344 học sinh nhận học bổng có 101 học sinh khuyết tật, 232 học sinh mồ côi và 11 em vừa khuyết tật, vừa mồ côi.

Ngoài nhận học bổng và quà, các em còn được dùng bữa ăn trưa, được xe đưa đón. Tổng kinh phí chương trình khoảng 500 triệu đồng.

Ngoài ra, 3 em trong chương trình còn được nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức. Đặc biệt, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã nhận tài trợ học phí thường niên cho 1 học sinh.

PGS.TS Trương Thị Hiền - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng 10.000 quyển tập cho Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang. ảnh 2
PGS.TS Trương Thị Hiền – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng 10.000 quyển tập cho Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang.

PGS.TS Trương Thị Hiền, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Tiền Giang trong việc vận động các nguồn lực để hỗ trợ các em.

Tiền Giang là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, số trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn càng nhiều, PGS.TS Trương Thị Hiền mong muốn sẽ có thêm nhà hảo tâm, sự quan tâm của địa phương để nối dài những cánh tay yêu thương, giúp các em được đến trường. Qua đó, góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập của tỉnh, để “không ai bị bỏ lại phía sau…

Lãnh đạo, đại biểu chụp hình cùng học sinh. ảnh 3
Lãnh đạo, đại biểu chụp hình cùng học sinh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các tổ chức, cá nhân đồng hành cùng học sinh khuyết tật, mồ côi. Sự phối hợp vận động của 2 Hội cùng ngành GD&ĐT trong nhiều năm qua giúp chương trình Tiếp sức trẻ khuyết tật và mồ côi đến trường tồn tại bền vững hơn 10 năm.

Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở GD&ĐT tiếp tục thực hiện các kế hoạch để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt bằng việc lập danh sách học sinh khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn để quan tâm các em phù hợp trong học tập, hoạt động. Đặc biệt, Hội Bảo trợ và Quỹ Bảo trợ trẻ em cần phối hợp cập nhật đầy đủ các em mồ côi đặc biệt là sau đại dịch để có hỗ trợ thường xuyên.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang