Toạ đàm: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật

(ĐHVO). Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội diễn ra Toạ đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật” nhằm nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách, thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Toạ đàm với sự tham gia của các đơn vị Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư Pháp; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên khai mạc tọa đàm.

Phát biểu trong bài trình bày, đại diện Cục phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư Pháp nhấn mạnh vị trí, vai trò của sách pháp luật. Đồng thời đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của sách pháp luật trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật như tiếp tục thực hiện các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách và quản lý Nhà nước trong khai thác sách pháp luật phục vụ nhân dân.

Thượng tá Lương Khắc Của, Phó trưởng Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị Bộ đội Biên Phòng

Trình bày về vấn đề xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật trong lực lượng Bộ đội Biên Phòng, Thượng tá Lương Khắc Của nêu rõ: Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở; phát huy vai trò nòng cốt của các đồn Biên phòng trong phối hợp với các cơ quan chức năng của ngành văn hóa tư tưởng, tư pháp và bưu điện để xây dựng và tổ chức tốt hoạt động của tủ sách pháp luật trên địa bàn biên giới, biển đảo. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức, biện pháp từng tuyến biên giới phù hợp với tính chất nhiệm vụ của từng cơ quan và trình độ dân trí từng vùng; nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật tại các đồn Biên phòng.

Đáng chú ý, đại diện Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương chia sẻ mô hình “tủ sách cộng đồng” tại nhà văn hoá làng Mộ Trạch (Hải Dương). Sau hơn 10 năm, từ một tủ sách dòng họ có quy mô nhỏ, đã phát triển thành thư viện với hơn 1.500 đầu sách các loại như văn học, khoa học, nghiên cứu, tạp chí, pháp luật,…thu hút nhiều người đến tìm hiểu, đọc sách. Bên cạnh đó, đại diện Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương cũng chỉ ra những khó khăn của mô hình này và đề xuất cách giải quyết như: Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật; đa dạng hơn nữa về chất lượng và số lượng các đầu sách; Ứng dụng công nghệ thông tin song song với việc tuyên truyền về tủ sách, lợi ích của việc đọc sách, hình thành thói quen đọc sách đến với mọi người dân.

Từ những hiệu quả thiết thực của hình thức “quán cà phê pháp luật” ở Hậu Giang, Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang đề xuất việc tăng cường công tác xây dựng mô hình phổ biến giáo dục pháp luật; Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở nhằm hướng dẫn người dân theo đúng quy định pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng đúng đắn từ gia đình, nhà trường về văn hoá đọc sách pháp luật, nhằm giúp các em học sinh có nền tảng tri thức, tạo thói quen tự tìm hiểu pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.

Đại điện Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng trao đổi trong toạ đàm về mô hình “ tủ sách pháp luật tại chùa Khmer”, với 12 tủ sách, trên 3.500 đầu sách pháp luật góp phần giúp cho các vị sư sãi, bà con phật tử nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Nhằm nâng cao  hiệu quả công tác phổ biến giao dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp với địa phương đẩy mạnh xây dựng các kệ, tủ sách pháp luật trong các điểm Chùa. Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Sách pháp luật là công cụ quan trọng, là phương tiện phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật, nhằm đưa tri thức pháp lý đến với người dân. Nâng cao hiệu quả văn hoá đọc sách pháp luật chính là nâng cao hiểu biết của nhân loại, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước, phù hợp với xu thế hiện đại của thế giới.

P.V

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang