Tin tức – Sự kiện

Báo Anh viết về chiến dịch chống lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam

“Sự phát triển nhanh chóng của Internet ở Việt Nam gây ra mối nguy cơ mới cho trẻ em với số vụ lạm dụng trên Internet và mạng xã hội cũng đang gia tăng”, bà nói. “Việt Nam vẫn thiếu một khung pháp lý mạnh để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục. Đi kèm đó là việc thiếu các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho các nạn nhân”.

Báo Anh viết về chiến dịch chống lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam Xem thêm »

Quảng Trị hỗ trợ Savanakhet 10 tấn gạo khắc phục hậu quả thiên tai

(Web Quảng Trị) Ngày 26/9/2019, đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà hỗ trợ tỉnh Savanakhet (Lào) khắc phục hậu quả trận lũ lụt hồi đầu tháng 9/2019. Tiếp đoàn về phía tỉnh Savanakhet có Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó Bí thư, Phó tỉnh trưởng Phô – xay Xay – nhạ – xỏn.   Trận lũ lụt cuối tháng 8 đầu tháng 9/2019 đã cướp đi sinh mạng của 15 người, ảnh hưởng đến đời sống của hơn 175.000 gia đình tại 1.400 bản của 43 huyện trên diện rộng tại 6 tỉnh Trung và Nam Lào. Lũ lụt dâng cao bất ngờ cũng làm 150.000 ha lúa, hơn  250 ha hoa màu và trên 3.260 ao, hồ nuôi cá bị sạt lở, cuốn trôi mất năng suất. Nhiều tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện bị hư hỏng nặng, nhiều cầu cống bị cuốn trôi, sạt lở đến nay vẫn đang còn khắc phục. Với tinh thần “tương thân tương ái”, tỉnh Quảng Trị đã quyết định trích ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 tấn gạo (trị giá 130 triệu đồng) cho tỉnh Savanakhet là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ hồi đầu tháng 9 vừa qua tại Lào. Tại buổi trao hỗ trợ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết: Đây là sự hỗ trợ nhằm chia sẻ với những thiệt hại của tỉnh Savanakhet do mưa lũ gây ra, góp phần giúp đỡ người dân vùng thiên tai khắc phục khó khăn, sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Phó Bí thư, Phó tỉnh trưởng Phô – xay Xay – nhạ – xỏn cảm ơn sự giúp đỡ kịp thời của tỉnh Quảng Trị trước những khó khăn do thiên tai mà tỉnh Savanakhet đang đối mặt; đồng thời cam kết sẽ phân bổ số hàng hóa trên đến tận tay người dân trong thời gian sớm nhất. Ngay sau lễ tiếp nhận, toàn bộ số hàng hóa đã được phân bổ về các địa phương huyện Savanakhet để cấp phát kịp thời cho người dân. Ghi nhận sự giúp đỡ lần này, tỉnh Savanakhet đã trao Bằng khen của tỉnh trưởng cho tỉnh Quảng Trị nhằm ghi nhận tấm lòng vàng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị.   TheoTiến Nhất/quangtri.gov.vn  

Quảng Trị hỗ trợ Savanakhet 10 tấn gạo khắc phục hậu quả thiên tai Xem thêm »

Tuyên truyền quá trình phát triển ngành Dân vận đến người khiếm thị Ứng Hòa

Sáng ngày 26/9, Hội người mù huyện Ứng Hòa đã tổ chức hội nghị tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, giá trị lịch sử 70 năm ngày Bác viết bài báo Dân Vận, 89 năm truyền thống ngành Dân Vận, 20 năm ngày Dân Vận khéo, 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuyên truyền quá trình phát triển ngành Dân vận đến người khiếm thị Ứng Hòa Xem thêm »

Từ 8/11, người lao động được vay tối đa 100 triệu đồng

Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo hướng nâng mức vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động.

Từ 8/11, người lao động được vay tối đa 100 triệu đồng Xem thêm »

Tp. Hà Nội ban hành chính sách mới hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

Ngày 24/9, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 213KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019 – 2025 trên địa bàn thành phố.

Tp. Hà Nội ban hành chính sách mới hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Xem thêm »

Hội thảo tham vấn về Bộ chỉ tiêu thống kê trẻ em Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu đang thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững coi phát triển con người làm trọng tâm với mục tiêu “Để không ai bị bỏ lại phía sau”, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội bao gồm phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. Để theo dõi, giám sát, đánh giá các nhóm yếu thế này cần có những chỉ tiêu thống kê phản ánh đầy đủ từng nhóm cụ thể. Cùng với bộ chỉ tiêu phát triển giới, bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về trẻ em sẽ là những bộ chỉ tiêu đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam phản ánh thông tin về nhóm yếu thế của xã hội.

Hội thảo tham vấn về Bộ chỉ tiêu thống kê trẻ em Việt Nam Xem thêm »

Loại bỏ khối u hơn 3 kg đeo bám 20 năm

Suốt hơn 20 năm qua, bà Hà Thị V. 61 tuổi quê tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái phải “sống chung” với khối u trên cổ ngày một lớn, to như quả bưởi. Cuộc sống của bà V. Gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày và những ánh mắt tò mò của những người xung quanh. 20 năm quàng cổ để đỡ khối u Bà V cho biết, phát hiện bệnh từ hơn 20 năm trước nhưng do bệnh không ảnh hưởng sức khoẻ, hoàn cảnh lại khó khăn, quê ở xa nên không đi khám. “20 năm qua tôi thường xuyên phải dùng khăn quàng để che và đỡ khối u, vì khối u ngày một to lên nên tôi không lao động được nhiều, tay cũng phải đỡ khối u nếu không sẽ rất khó chịu.” – bà V chia sẻ. Gần đây, khối u to nhanh, chèn ép mạnh khiến bà khó thở, khó nuốt, không thể chịu đựng được nữa thì bà mới đến Bệnh viện K khám. Sau khi được thăm khám và chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ cho biết bệnh nhân V.có khối u thùy phải tuyến giáp kích thước 28 x 20 cm làm tăng sinh mạch, chèn ép gây hẹp lòng khí quản. Khối u có kích thước quá lớn, nếu không phẫu thuật thì cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nặng nề. Theo PGS.TS Lê Văn Quảng cho biết “Bệnh nhân V. có khối u thùy phải tuyến giáp kích thước rất lớn, tăng sinh mạch máu, đè đẩy khí quản sang bên đối diện, chèn ép động mảnh cảnh, đẩy tĩnh mạch cảnh trong ra ngoài, khối u ở vị trí tập trung nhiều mạch máu quan trọng, u lớn làm tăng sinh mạch máu nên nguy cơ mất máu rất lớn trong quá trình phẫu thuật.Nếu không xử trí tốt có thể gây tổn thương mạch máu lớn, dây thần kinh thanh quản gây khàn tiếng hoặc mở khí quản.” Khối u đường kính khổng lồ được loại bỏ hoàn toàn Ngày 12/09 ekip phẫu thuật gồm PGS.TS Lê Văn Quảng, Ths Ngô Xuân Quý và các bác sĩ Ngoại đầu cổ đã tiến hành phẫu thuật cho bà V. Với kinh nghiệm lâu năm, sự chuẩn bị cân nhắc kỹ càng và trang bị đầy đủ thiết bị phẫu thuật tốt nhất, ekip phẫu thuật đã kiểm soát tốt các mạch máu, chủ động thắt các mạch lớn cấp máu cho tuyến giáp. Ca mổ diễn ra thành công, khối u “khủng” đường kính 28 cm, nặng 3,2kg được cắt bỏ hoàn toàn mà vẫn bảo tồn được các dây thần kinh, tuyến cận giáp không tổn thương khí quản, mạch máu lớn. Phẫu thuật khối u rất lớn Bà V. và gia đình phấn khởi cho biết “Chúng tôi cảm ơn các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cắt bỏ được khối u đó, từ giờ bà tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày”. 1 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống, giao tiếp tốt,không còn khó thở, không khàn tiếng và ra viện ngày 18/09/2019. Bệnh nhân V sau khi phẫu thuật Các chuyên gia Bệnh viện K khuyến cáo: Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng với cơ thể, u tuyến giáp là một bệnh khá thường gặp ở cả 2 giới. Để tránh trường hợp u phát triển quá to gây dị dạng, khó thở, các chuyên gia khuyến cáo ngay khi thấy những dấu hiệu dưới đây mọi người cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Sờ thấy có khối u ở cổ. Nổi hạch to ở cổ. Bị khàn giọng. Khó nuốt, khó thở. Đau vùng cổ. Theo moh.gov.vn

Loại bỏ khối u hơn 3 kg đeo bám 20 năm Xem thêm »

CLB Tiếng hát Vì người nghèo: Tháng 9-Những hình ảnh cảm động.

(DHVO). CLB Tiếng hát Vì người nghèo thành lập từ ngày 16 tháng 3 năm 2019; được nhiều người quan tâm và tham gia tích cực với nhiều hoạt động thiện nguyện như: phát cơm cho những người nghèo ở trong khu lưu trú ở bệnh viện K Tân Triều; thăm hỏi, tặng quà cho các em nhỏ bị bệnh, hoàn cảnh gia đình khó khăn; tổ chức chương trình ca nhạc, ngày lễ cho những gia đình nghèo v.v. Chỉ trong tháng 9 này, CLB đã có nhiều hoạt động thiết thực, chia sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo, những cảnh đời bất hạnh. Dưới đây là những hình ảnh cảm động về chương trình thiện nguyện của CLB:

CLB Tiếng hát Vì người nghèo: Tháng 9-Những hình ảnh cảm động. Xem thêm »

Học sinh khuyết tật được ưu tiên trong tuyển sinh

Một giờ học của HS trường tiểu học Bình Minh (Hà Nội) GD&TĐ – UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025.

Học sinh khuyết tật được ưu tiên trong tuyển sinh Xem thêm »

Đề xuất nâng mức trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật

Ngày 6-8, tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì phiên giải trình của Ủy ban về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật. Các đại biểu tham gia phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2018, cả nước có hơn 11,3 triệu người cao tuổi, trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên; có 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. So với tổng dân số, người cao tuổi chiếm 11,95%; người khuyết tật chiếm 6,5%. Đa số người cao tuổi, người khuyết tật cần được trợ giúp về nhiều mặt. Ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội, nội dung giải trình của đại diện các bộ, ngành chức năng cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật ở nước ta hiện nay tương đối đầy đủ, từng bước được hoàn thiện. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, đa số người cao tuổi, người khuyết tật được thụ hưởng các chính sách trợ giúp. Đến thời điểm này, cả nước đã cấp giấy xác nhận khuyết tật cho hơn 1,5 triệu người; giải quyết chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 1,7 triệu người cao tuổi, khoảng 1,1 triệu người khuyết tật tại cộng đồng. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên giải trình. 100% người cao tuổi, người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi qua đời. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố đã đưa 20.000 người cao tuổi, người khuyết tật vào nuôi dưỡng, chăm sóc thường xuyên tại các cơ sở bảo trợ, trợ giúp xã hội… Đối với những người còn khả năng lao động, các ngành, địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập cộng đồng thông qua chính sách ưu đãi về giáo dục, việc làm, nguồn vốn… Nhờ đó, cuộc sống của người cao tuổi, người khuyết tật dần ổn định, phát triển. Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật còn bộc lộ những bất cập, hạn chế. Đáng lưu ý, mức trợ cấp đối với người cao tuổi, người khuyết tật còn thấp, hiện mới bằng khoảng 30% so với chuẩn nghèo ở thành thị và 40% chuẩn nghèo ở nông thôn. Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Các cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm toàn diện đến người cao tuổi, người khuyết tật, thậm chí có chỗ, có nơi, việc tổ chức các hoạt động trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật còn mang tính phong trào, nên hiệu quả chưa cao… Để người cao tuổi, người khuyết tật có nhiều cơ hội nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, các đại biểu tham gia phiên giải trình thống nhất kiến nghị Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội thường xuyên giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật; quan tâm hơn trong việc quyết định phân bổ ngân sách hằng năm dành cho các hoạt động trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật Với Chính phủ, các đại biểu mong muốn Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi, người khuyết tật; ban hành chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi và đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030. Các chính sách trợ giúp cần linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, tạo điều kiện cho người cao tuổi, người khuyết tật còn khả năng lao động tích cực tham gia vào thị trường lao động; đồng thời có thể ứng phó với giai đoạn già hóa dân số trong tâm thế chủ động. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật; xóa bỏ các rào cản, mặc cảm đối với người khuyết tật; vận động các tổ chức, cá nhân chung tay, giúp đỡ người cao tuổi, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn… Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh, kiến nghị, đề xuất của đại biểu để tập hợp thành văn bản gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Đó là căn cứ để các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật; đồng thời, triển khai các quy định này theo hướng linh hoạt, hiệu quả.

Đề xuất nâng mức trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật Xem thêm »

Lên đầu trang