Tận dụng buổi họp thôn bản để vận động người dân tham gia lớp xoá mù chữ

Thầy Nguyễn Văn Quỳnh cho hay, để vận động người chưa biết chữ tham gia lớp xoá mù, trường đã tận dụng buổi họp thôn bản.

Thầy Nguyễn Văn Quỳnh - Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến cùng trao đổi với học viên lớp xoá mù chữ. Ảnh NVCC.

Thầy Nguyễn Văn Quỳnh – Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến cùng trao đổi với học viên lớp xoá mù chữ. Ảnh NVCC.

Bằng mọi giá để vận động học viên ra lớp

Xã Yên Lỗ (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) là một xã miền núi khó khăn, người dân chủ yếu là dân tộc Dao và Nùng. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động chưa biết chữ khá cao.

Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan cùng chính quyền địa phương và Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến đã sử dụng nhiều cách để vận động người dân tham gia lớp xoá mù chữ.

Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Văn Quỳnh – Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn): “Hiện tại nhà trường đang mở 3 lớp xoá mù với 90 học viên. Học viên tham gia xoá mù trẻ tuổi nhất sinh năm 1985, lớn tuổi nhất sinh năm 1963”.

 

Mặc dù tỉ lệ mù chữ khá cao, nhưng công tác vận động học viên ra lớp cũng khá khó khăn. Bởi vậy, nhà trường đã tận dụng các buổi họp thôn bản đến xin tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của việc biết chữ.

“Chúng tôi phân tích cho người dân hiểu khi biết chữ họ sẽ có thể tự vay vốn ngân hàng; tự tính toán lúc mua bán, tìm hiểu về phương pháp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng rừng làm sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao”, thầy Quỳnh chia sẻ.

Chưa dừng lại ở đó, Ban giám hiệu Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến còn cử giáo viên đến tận nhà tìm hiểu, khéo léo đưa nội dung vận động tham gia lớp xoá mù chữ vào câu chuyện để người dân hiểu và đồng lòng tham gia học.

Thầy Quỳnh cũng cho biết thêm, thuận lợi lớn nhất khi tổ chức lớp xoá mù ở xã Yên Lỗ chính là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, đồng thuận của chính quyền địa phương.

“Đặc biệt các già làng, trưởng bản các thôn bản ủng hộ, cùng phối hợp với chúng tôi để tuyên truyền đến học viên. Nhờ vậy mà, các học viên tham gia lớp xoá mù luôn đi học đầy đủ, đúng giờ”, thầy Quỳnh cho biết.

Vận động người dân xã Yên Lỗ (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) tham gia lớp xoá mù chữ. Ảnh NVCC.

Vận động người dân xã Yên Lỗ (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) tham gia lớp xoá mù chữ. Ảnh NVCC.

Cùng người học vượt khó khăn

Học viên tham gia lớp xoá mù tại Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến đang trong tuổi lao động khá nhiều bởi vậy việc duy trì sĩ số tương đối vất vả.

“Nhiều lần giáo viên tham gia giảng dạy phải đến tận nhà dạy lại bài, đưa phiếu học tập cho viên làm. Những chỗ nào chưa hiểu, các thầy cô giảng lại để làm sao học viên theo kịp chương trình”, thầy Quỳnh chia sẻ.

Mặc dù thời gian học vào buổi tối nhưng nhiều học viên từ nhà đến địa điểm học phải đi 5 đến 6 km đường rừng nên tâm lý ngại đi. Do đó, Ban giám hiệu Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến đã ưu tiên thầy cô giảng là người địa phương, có uy tín với nhân dân, giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động để dạy những chuyên đề mang tính công nghệ, hấp dẫn với người học.

Bình Gia là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Các xã có tỉ lệ người mù chữ cao. Do đó trước khi mở lớp, Phòng GD&ĐT đã thực hiện rà soát lại danh sách người mù chữ trên địa bàn huyện trong độ tuổi 15 đến 60 tuổi để có kế hoạch huy động học viên ra lớp.

Tổ chức các lớp học xoá mù linh hoạt, căn cứ vào tình hình cụ thể của người học và địa phương nhằm tổ chức lớp và xây dựng chương trình dạy học thực hiện theo Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về Ban hành Chương trình xoá mù chữ.

Năm học 2023, toàn huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) có 129 học viên tham gia các lớp xoá mù chữ. Phòng GD&ĐT đã tổ chức 11 lớp tại bốn xã. Trong đó, xã Thiện Hoà 3 lớp; xã Yên Lỗ 3 lớp; xã Quý Hoà 3 lớp và xã Hồng Phong 2 lớp. Các lớp sẽ học từ thứ 2 đến thứ 7.

“Học viên tham gia lớp xoá mù, nhiều người chưa nói được tiếng phổ thông do đó khi giáo viên địa phương giảng dạy. Họ sẽ hiểu được văn hoá, phong tục tập quá đặc biệt là nói được tiếng dân tộc. Như vậy quá trình học, học viên không hiểu ở đâu có thể dùng tiếng dân tộc để giải thích phân tích. Đồng thời, các thầy cô có uy tín trong làng bản đã tạo được lòng tin cho người dân, quá trình vận động đến lớp cũng thuận lợi hơn”, thầy Nguyễn Văn Quỳnh, Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tân Tiến chia sẻ.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại

Bài viết liên quan

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

abc

CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Nguoi khuyet tat Can Tho

Cần Thơ: Triển khai Chương trình Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang