Sức khỏe

Thanh Hóa huy động thêm 3 đội phản ứng nhanh thần tốc truy vết F0 ra khỏi cộng đồng

Liên quan đến ổ dịch Covid-19 tại huyện Nông Cống, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến tối 26/8 đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19. Thanh Hóa tiếp tục bổ sung 3 đội phản ứng nhanh thần tốc truy vết và lấy mẫu xét nghiệm nhằm tách các F0 ra khỏi cộng đồng. Tối 26/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết, ổ dịch tại huyện Nông Cống ghi nhận thêm 14 trường hợp dương tính với SASR- CoV-2. Trong đó, 13 trường hợp có địa chỉ tại tiểu khu Nam Tiến và 1 trường hợp ở xã Tế Nông. Đây là những trường hợp đã được lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính trong ngày. Các bệnh nhân được chuyển về Cơ sở điều trị Covid-19 số 1 của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa để điều trị. Như vậy, đến tối 26/8 ổ dịch này đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19, trong đó có 2 ca có địa chỉ tại xã Tế Nông và 22 ca có địa chỉ tại thị trấn Nông Cống. Để bóc các ca F0 ra khỏi cộng đồng một cách nhanh nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa tiếp tục bổ sung 3 đội phản ứng nhanh, huy động Trung tâm y tế các huyện hỗ trợ huyện Nông Cống trong công để thần tốc truy vết và lấy mẫu xét nghiệm hàng trăm người dân. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chiều 26/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Công văn khẩn số 359 – CV/TU về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh này. Theo đó, Thanh Hóa sẽ tập trung rà soát, hoàn chỉnh các phương án, kịch bản phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi, không để dịch xâm nhập, lan rộng, nhất là ở những khu vực trọng yếu như thành phố Thanh Hóa, các khu vực đông dân cư, chợ đầu mối, khu kinh tế, khu công nghiệp, các doanh nghiệp có đông lao động, các bệnh viện, công sở, trường học. Thanh Hóa huy động thêm 3 đội phản ứng nhanh thần tốc truy vết F0 ra khỏi cộng đồng (Ảnh Theo Báo Điện Tử Dân Sinh) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; nêu cao tinh thần cảnh giác, không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ trong phòng chống dịch. Chỉ đạo rà soát tất cả những người từ vùng dịch trở về địa phương, nhất là từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam để có biện pháp xiết chặt quản lý, giám sát, cách ly và xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo, bỏ sót đối tượng, vi phạm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Đối với các huyện, thị xã, thành phố có người trở về từ huyện Nông Cống trong khoảng thời gian từ ngày 16/8/2021 đến nay phải thực hiện ngay việc khai báo, cách ly, theo dõi y tế theo quy định. Theo Báo Điện Tử Dân Sinh

Thanh Hóa huy động thêm 3 đội phản ứng nhanh thần tốc truy vết F0 ra khỏi cộng đồng Xem thêm »

Lên kế hoạch test nhanh để sàng lọc F0 toàn TP. Buôn Ma Thuột

Ngày 26/8, Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ông Võ Minh Hùng cho biết, đơn vị lên kế hoạch chuẩn bị làm test nhanh kháng nguyên đối với hơn 350.000 công dân ở địa bàn toàn thành phố. Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại TP.Buôn Ma Thuột từ 18 giờ ngày 26/8 đến khi có thông báo mới. Test nhanh kháng nguyên đối với hơn 350.000 công dân ở địa bàn toàn thành phố (Ảnh theo Báo Điện Tử Dân Sinh) Để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột còn ưu tiên làm xét nghiệm ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều nguy cơ lây nhiễm cao tại các xã Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu. “Chúng tôi sẽ thực hiện làm gộp từng hộ (khoảng hơn 100 nghìn mẫu) để rút thời gian và chi phí, sàng lọc các đối tượng F0 trong cộng đồng. Hiện nay, chúng tôi đang hoàn thiện xây dựng dự thảo kế hoạch”, ông Hùng nói.

Lên kế hoạch test nhanh để sàng lọc F0 toàn TP. Buôn Ma Thuột Xem thêm »

Nam Định: Từ bi nhập thế, đoàn chư tăng tỉnh Nam Định xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid-19

(ĐHVO). Chiều ngày 25/08, tại Trúc Lâm Thiên Trường, Trung tâm giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ xuất quân “Đoàn chư tôn thiền đức tăng ni Giáo Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định và tăng ni sinh khóa VII Trường Trung cấp Phật học tỉnh Nam Định” tình nguyện lên đường tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nam Định: Từ bi nhập thế, đoàn chư tăng tỉnh Nam Định xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid-19 Xem thêm »

Ra mắt tổng đài hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 “San sẻ yêu thương – Chung tay vượt qua đại dịch covid-19”

Ngày 23/8/2021, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên (thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) đã ra mắt Tổng đài phòng chống Covid – 1900 638 090.

Ra mắt tổng đài hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 “San sẻ yêu thương – Chung tay vượt qua đại dịch covid-19” Xem thêm »

Xem xét ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú

Ngày 21/8, Bộ Y tế ban hành Công văn số 6866/BYT-BMTE về ưu tiên tiêm vaccine xin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương, khả năng cung ứng vaccine Covid-19, xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trên địa bàn, đơn vị. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần tại BV Hùng Vương- TP Hồ Chí Minh Trong đó, việc tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy định của Quyết định số 3802/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/8 như sau: – Phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng trì hoãn tiêm chủng. – Chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. – Trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích và chỉ nên cân nhắc tiêm cho phụ nữ từ trên 13 tuần tuổi nếu lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào với cả mẹ và thai nhi. – Nếu phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần tuổi sau khi được giải thích vẫn đồng ý tiêm thì cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa…

Xem xét ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú Xem thêm »

Những điều cần lưu ý đối với Người khuyết tật khi tiêm mũi thứ 2 vắc – xin covid – 19

(ĐHVO). Trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Việt Nam, một chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất chưa từng có được triển khai thực hiên trên phạm vi cả nước. Dựa trên số lượng Vắc – xin đã được phân bổ, các tỉnh thành đã triển khai đồng loạt tiêm chủng, trước hết cho các đối tượng ưu tiên: tuyến đầu chống dịch, người khuyết tật và nhiều nhóm đối tượng khác. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao, mỗi người cần được tiêm đủ 02 mũi Vắc-xin. Vì vậy, khi tiêm mũi thứ hai, người được tiêm, đặc biệt là đối với những đối tượng có nền tảng sức khỏe kém như Người khuyết tật cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Những điều cần lưu ý đối với Người khuyết tật khi tiêm mũi thứ 2 vắc – xin covid – 19 Xem thêm »

”Chiến sĩ” y tế dự phòng căng sức chống dịch

Những ngày này, số ca dương tính Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục xuất hiện, đồng nghĩa với các hoạt động lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng, dập dịch… cũng phải tăng lên và nhanh hơn. Vượt lên trên những khó khăn đặc thù, nguy cơ cao nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, những “chiến sĩ áo trắng” y tế dự phòng vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến. Họ chỉ mong sao, với những nỗ lực của mình, dịch bệnh sớm được đẩy lùi và cuộc sống trở lại bình thường.

”Chiến sĩ” y tế dự phòng căng sức chống dịch Xem thêm »

Ứng phó với các tác động của đại dịch COVID đối với trẻ em

Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội toàn cầu, trong đó có vấn đề thực hiện quyền trẻ em. Có nhiều bằng chứng cho thấy đại dịch COVID-19 làm gia tăng mức độ rủi ro đối với trẻ em và nhóm gia đình dễ bị tổn thương trong và sau đại dịch.

Ứng phó với các tác động của đại dịch COVID đối với trẻ em Xem thêm »

”Vùng xanh” – Pháo đài phòng, chống đại dịch

Trong rất nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang được các cấp chính quyền và người dân Hà Nội triển khai, hiệu quả của mô hình “vùng xanh” – vùng không có dịch bệnh – bảo vệ người dân trước sự lây lan của dịch bệnh tại các địa phương đã được khẳng định. Nhiều “vùng xanh” được thiết lập đã và đang tạo nên những pháo đài để chiến thắng dịch bệnh.

”Vùng xanh” – Pháo đài phòng, chống đại dịch Xem thêm »

Lên đầu trang