SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ HỖ TRỢ CHO CỘNG ĐỒNG

Hãy cho tôi xem facebook của bạn, tôi sẽ biết bạn là người thế nào!

“Mất thời gian”, “Phức tạp và quá thiếu sự tin tưởng!” …không ít những nhận xét thiếu thiện cảm như vậy về mạng xã hội (Sosial Media), Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Tâm lý học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: “Một số bạn trẻ ngày nay đã và đang sử dụng mạng xã hội theo phong trào, chưa biết chọn lọc thông tin đúng cách. Việc này cũng gây không ít phiền toái cho người dùng”.

Nhờ sự kết nối của mạng xã hội mà cộng đồng dễ tổn tương tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) có thêm trang thiết bị phục vụ công tác.

Nhưng tại sao nói riêng mạng Facebook thì hiện nay ở Việt Nam có 1/3 dân số có tài khoản và trên toàn thế giới hiện có 1,39 tỷ người dùng?. Bạn sẽ ra sao khi lạc vào mê hồn trận ấy? Không lẽ cứ lên mạng là đăng ảnh selfie? Hay tán chuyện chim hoa lá cá, khoe áo khoe quần?…

Có một cơ may cho Tôi được hỏi câu hỏi ấy với nhà báo Trần Đăng Tuấn – nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, người đã rất thành công với trang Fanpage “Cơm có thịt”. Ông Tuấn nói: “Facebook  phần nào như là bản khai lý lịch của mỗi con người! Nếu biết sử dụng đúng mục đích, đúng ý nghĩa thì sức mạnh truyền thông ấy không có gì có thể so sánh nổi”.

Qua rồi cái thời mà Mark Zuckerberg yêu cầu người dùng Facebook phải trên 16 tuổi và phải khai tên thật, nên Facebook đã trở thành mạng xã hội có sức lan tỏa mạnh mẽ. Quá dễ để Facebook là món ăn tinh thần không thể thiếu. Facebook là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn, cùng trao đổi về vấn đề nóng, cùng vui, cùng chơi. Facebook để chia sẻ, để kết nối theo kiểu “mưa có áo, nắng có ô, rồ rồ có Facebook !”. Bạn cho rằng:  đăng cái gì từ: Chim, hoa, lá, cá… đến “ăn khoe  phây – ngủ đăng phây và cả toilet cũng thể lên phây”  hay like cái gì… đó là quyền của bạn!

Đương nhiên, đó là quyền bạn – không ai có thể ngăn cấm. Nhưng bạn đăng cái gì, like cái gì..tất cả đang “khai” ra: Bạn là ai và bạn sẽ được đối sử đúng với những gì đã đăng hay like đó!

Mỗi một người đều là một “Nhà báo công dân” trên tờ báo Facebook.

Vận động doanh nghiệp tài trợ cho làng trẻ em SOS Hà TĩnT

Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên sức mạnh của cộng đồng trên các mạng xã hội như câu chuyện “ Người Hà Nội với 6.700.000 cây xanh” , “Con ruồi của Tân Hiệp Phát” hay “ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung”. Biết thì biết rồi, nhưng làm gì để cũng có được sức mạnh như vậy? Nhất là khi tiếng nói ấy lại thuộc về những người dễ bị tổn thương vốn chưa dành được nhiều sự quan tâm của cộng đồng?

Không khó để có thể thấy một anh nghệ sỹ, một chị người mẫu ABC nào đó đăng 1 bức ảnh, 1 câu status vu vơ là có ngay cả ngàn like, dễ hiểu vì họ là người của công chúng, vị trí của họ là vị trí mà nhiều người mơ mộng; cũng như có nhiều cư dân mạng ưa thích việc “like dạo”.

Nhưng với một vấn đề hết sức nghiêm túc như tìm thân nhân một người bị nạn, chung sức hỗ trợ một trẻ em khó khăn… thì sự quan tâm không cao đến như vậy, vì sao? Sự thận trọng hết sức đương nhiên trước việc câu view, câu like và cả việc người đưa ra vấn đề đó vốn chưa có kỹ năng để có thể thu hút sự quan tâm, vì vậy: “Hãy trách nhiệm trước bất kỳ một bức ảnh, một câu status nào mà bạn đăng lên, hãy share khi bạn kiểm chứng được thông tin đó” – nick Nam đi nghiêng admin fanpage “Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam” (VSDF) chia sẻ với tôi như vậy”. Trang fanpage “Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam” là một trang nhỏ với số lượng gần 8 nghìn thành viên, bằng sự nghiêm túc trong thông tin, bước đầu trang đã có những thành công đáng kể.

Đêm giáng sinh (24 tháng 12 năm 2016) trên trang “Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam” có một bài viết “Đừng để gió cuốn đi”, bài viết kể rằng: “Nhà chị Tống Thị Thìn ở thôn Vân Tiến xã Khánh Vân – Huyện Yên Khánh (Ninh Bình) cái nắng xám xịt của một buổi chiều đông khiến cho ngôi nhà chị đang sống càng thê lương hơn. Ngôi nhà đã quá cũ, nó cũng giẹo giọ và khó có thể đứng vững được như hai ông bà già liêu xiêu trước hiên.
Ông Tống Văn Điển- bố chị thều thào bằng cái giọng của một người đã 86 tuổi phụ trợ thêm bằng trí nhớ bập bõm của vợ ông – bà Minh cũng đã 84 tuổi kể rằng:
– “Tôi sinh được 6 đứa con, thằng con trai duy nhất đi công nhân bị tai biến chết; 5 đứa con gái lấy chồng thì ở nhà chồng. Nhà bây giờ còn 03 mạng người thì 02 già yếu sắp đi về với các cụ và 01 người què liệt phải ngồi xe lăn. Hàng tháng tổng thu nhập của 3 mạng chưa đầy hai triệu đồng, gồm tiền trợ cấp hưu của tôi là hơn 1 triệu, bà ấy được tiền tử tuất của thằng con giai là 605 ngàn mỗi tháng, còn con Thìn liệt thế kia, ăn còn phải bón mà trợ cấp cũng chỉ được 270.000 đ/1 tháng thôi.” Chị Tống Thị Thìn, con gái ông bà bị liệt đã hơn 20 năm nay, giấy khám sức khỏe xác nhận chị bị “Liệt hai chân và tay phải còn tay trái giảm vận động”. Hỏi chuyện chị chỉ khóc, gặng lắm chị mới nói: Chẳng ai sinh ra muốn là người ăn bám xã hội, muốn làm gánh nặng ở đời. Cha Mẹ ngoài tám mươi, mà chưa một lần mình nấu được cho cha mẹ bát cháo.. nghĩ cay đắng quá. Ngửa tay nhận vài đồng trợ cấp cũng để khỏi ăn vào đồng tiền còm của cha, của mẹ. Có hỏi Ủy ban xã vì sao chỉ được hai trăm bẩy một tháng thì xã nói chỉ được trợ cấp như thế, vì nhà mình không có sổ hộ nghèo!”

Từ sự kêu gọi trên mạng xã hội mà gia đình nạn nhân ở Tứ Kỳ (Hải Dương)

đã được hỗ trợ kịp thời.

Ngay sau khi bài viết được đăng đã có hơn 30 lượt chia sẻ, hơn 200 comment . Sau khi đọc bài viết, đích thân ông Nguyễn Trung Thành (Cục Bảo trợ – Bộ Lao động TB và XH) đã trực tiếp gọi điện hỏi về sự việc trên, chỉ sau đúng 5 ngày mức trợ cấp của chị Thìn đã được UBND xã Khánh Vân điều chỉnh lên 450.000 đ/tháng và chị Thìn được bà Nguyễn Thị Vân Anh (Sở tư pháp Hà Nội) tư vấn hỗ trợ đơn đề nghị xem xét chế độ trợ cấp để chị Thìn có thêm chế độ người chăm sóc đối với NKT đặng biệt nặng. Mười ngày sau ngôi nhà dột nát của chị đã được một doanh nghiệp hảo tâm hỗ trợ để sửa lại. Đó là bài học thành công của một nhóm yếu thế biết sử dụng mạng xã hội.

Ông Vũ Mạnh Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông của Bộ Y tế – nguyên Phó Tổng Biên tập báo Người lao động thừa nhận: Mạng xã hội tuy hiện tại chưa thay thế báo chí truyền thống, nhưng đang trở lên lấn lướt bởi các tính năng quá mạnh mẽ và ưu việt của nó như: luôn cập nhật tin tức liên tục liên tục với tần xuất 24h/một ngày và 7 ngày một tuần với hình thức phong phú, đa dạng nhất mà người sử dụng có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi với sự tương tác cao nhất mà báo chí truyền thống không làm được!”

Có thể nói mạng xã hội như một đồng xu có 2 mặt: tốt và xấu. Để sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất hãy hiểu và phải biết trang bị cho mình các kỹ năng để có thể vận hành một cách hoàn hảo nhất.

Nhật Nam

 

 

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang