Pháp luật

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hậu Covid-19

(DHVO). Việc lựa chọn chiến lược phát triển một cách khoa học và phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thiết kế được các giải pháp chiến lược hiệu quả để có thể tận dụng được các cơ hội tốt nhất do thị trường mang lại, chủ động với những biến động của môi trường kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong giai đoạn hậu Covid. Với các giải pháp chiến lược hiệu quả, DNNVV có thể duy trì và phát triển  được thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó, đạt được mục tiêu, phát triển ổn định, bền vững và sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có hạn. Bài báo đề xuất những giải pháp chiến lược phát triển của DNNVV, giúp doanh nghiệp (DN) có thể hoạch định được một chiến lược phát triển hiệu quả và khả thi, đảm bảo hiệu quả công tác quản trị chiến lược nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hậu Covid-19 Xem thêm »

Chính sách BHXH – Điểm tựa an sinh vững chắc

Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai bão lũ, với vai trò nòng cốt của hệ thống an sinh xã hội, thời gian qua, các chính sách BHXH, BHYT đã phát huy hiệu quả tích cực giúp hàng triệu người dân, người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, trở thành điểm tựa an sinh vững chắc.

Chính sách BHXH – Điểm tựa an sinh vững chắc Xem thêm »

Góp phần đấu tranh phòng, chống các vi phạm về pháo nổ

Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần cũng là thời điểm các hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ trái phép diễn biến phức tạp. Tính đến tháng 1-2021, toàn tỉnh đã phát hiện xử lý 40 vụ, 42 đối tượng sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo trái phép, thu 132,929kg pháo và 0,48kg thuốc pháo các loại. Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 5-10-2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng triển khai kịp thời công tác điều tra, truy tố, đưa ra xét xử lưu động các vụ án liên quan đến pháo nổ.

Góp phần đấu tranh phòng, chống các vi phạm về pháo nổ Xem thêm »

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: BÀI HỌC KINH NGHIỆM HẬU COVID-19

Trong nửa đầu năm 2020, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng do dịch Covid – 19 gây ra, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, số lớn doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể thậm chí phá sản. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh giúp nền kinh tế Việt Nam có những tăng trưởng nhất định, các doanh nghiệp dần phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhìn nhận những yếu điểm được bộc lộ trong giai đoạn dịch bệnh như đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng tình hình tài chính, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng…để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những khủng hoảng, phát triển bền vững trong thời kỳ hậu Covid 19.

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: BÀI HỌC KINH NGHIỆM HẬU COVID-19 Xem thêm »

NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP HẬU COVID-19: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

(ĐHVO).Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến kinh tế – xã hội toàn cầu và đang diễn biến khó lường như hiện nay, việc quan tâm đến đời sống, việc làm, đặc biệt là vấn đề khởi nghiệp của người khuyết tật – một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Người khuyết tật khởi nghiệp hiện nay không chỉ được hưởng những chính sách ưu đãi đặc thù của Nhà nước đối với người khuyết tật, mà còn được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid-19. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá những chính sách và pháp luật xoay quanh vấn đề khởi nghiệp hậu Covid-19 của người khuyết tật, từ đó đề xuất những giải pháp pháp lý nhằm hỗ trợ NKT khởi nghiệp trong giai đoạn này.

NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP HẬU COVID-19: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN Xem thêm »

Thủ tướng phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030

Mục tiêu chung của Chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.

Thủ tướng phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 Xem thêm »

Người khuyết tật có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình trách nhiệm hình sự hay không?

(ĐHVO). Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp phạm tội cụ thể theo hướng giảm xuống so với trường hợp bình thường.Tòa án có thể căn cứ vào đó để xử phạt nhẹ hơn mức bình thường hoặc tha miễn hình phạt cho bị cáo. Vậy, đối với bị cáo là người khuyết tật thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?

Người khuyết tật có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình trách nhiệm hình sự hay không? Xem thêm »

Tăng cường phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

(ĐHVO). Thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng, năm 2020, Hội đồng phối hợp liên ngành (PHLN) về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh Thái Nguyên đã chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch về TGPL trong hoạt động tố tụng của tỉnh; tiếp tục chỉ đạo các ngành thành viên của Hội đồng triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Thông tư liên tịch số 10/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư liên tịch số 10/2018) quy định về thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tăng cường phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Xem thêm »

Số người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách ngày càng tăng

Ngày 30/11 tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Cục Bảo trợ Xã hội phối hợp với Quỹ an sinh xã hội và Hội người khuyết tật TP. Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12) và “Diễn đàn việc làm và cơ hội khởi nghiệp cho người khuyết tật”.

Số người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách ngày càng tăng Xem thêm »

Quy định của pháp luật về quyền lợi của người khuyết tật trong doanh nghiệp

(ĐHVO). Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động nói chung và đặc biệt đối với người khuyết tật nói riêng bởi giúp người khuyết tật có được thu nhập, ổn định đời sống. Tuy nhiên khi người sử dụng lao động nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc thì có quy định pháp luật về phân công công việc đặc thù dành cho người khuyết tật không?

Quy định của pháp luật về quyền lợi của người khuyết tật trong doanh nghiệp Xem thêm »

Xử lý nghiêm các hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật

(ĐHVO). Nhà nước luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về kinh tế, văn hóa, chính trị…. Để sớm hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế người khuyết tật vẫn chưa thể hòa nhập với cộng đồng, với xã hội bởi phần lớn còn bị phân biệt, kì thị. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với những hành vi phân biệt, đối xử với người khuyết tật.

Xử lý nghiêm các hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật Xem thêm »

Lên đầu trang