Pháp luật

Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt- một chặng đường hoạt động

(ĐHVO). Trực thuộc Tạp chí Đồng Hành Việt, Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt hoạt động với tôn chỉ, mục đích là tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho những người khuyết tật, người nghèo, người yếu thế trong cuộc sống trên nhiều các lĩnh vực khác nhau như dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai,…

Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt- một chặng đường hoạt động Xem thêm »

Giúp người khuyết tật hòa nhập tốt hơn

Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17-6-2010 của Quốc hội nêu rõ, các nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông… phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy vậy, trong thực tế vẫn có một bộ phận người khuyết tật chưa được hưởng đầy đủ các điều kiện kể trên khiến họ gặp khó khăn trong quá trình sinh sống, làm việc. Hiện các cơ quan chức năng đang rà soát những vấn đề này để tiếp tục có điều chỉnh, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Giúp người khuyết tật hòa nhập tốt hơn Xem thêm »

Nâng quyền lợi cho người khám, chữa bệnh

Từ ngày 1-3-2021, nhiều chính sách mới về bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến, hướng dẫn đóng, chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế… có hiệu lực thi hành. Dư luận cho rằng, những quy định mới này hướng tới việc nâng quyền lợi cho những người tham gia khám, chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế. Người dân đăng ký khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Hòe Nhai (quận Ba Đình). Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Thường Tín Nguyễn Văn Giới:Hướng tới mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội Thông tư 30/2020/TT-BYT ngày 31-12-2020 của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2021, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có quy định 8 trường hợp khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến. So với Thông tư 40/2015/TT-BYT (quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế) ngày 16-11-2015 của Bộ Y tế, Thông tư 30/2020/TT-BYT có thêm 3 trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến mới được bổ sung, đó là: Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến; người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể; trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra. Những quy định này đã mở rộng đối tượng khám, chữa bệnh đúng tuyến nên người bệnh được hưởng quyền lợi nhiều hơn so với quy định cũ. Ngành Bảo hiểm xã hội huyện sẽ tham mưu UBND huyện Thường Tín để tăng cường tuyên truyền về những thay đổi trên, giúp người dân hiểu hơn về chính sách bảo hiểm hiện tại. Từ đó, thu hút nhiều người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Chủ tịch UBND xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa) Đặng Văn Bộ: Bảo đảm công bằng cho người khám, chữa bệnh Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định về đóng bảo hiểm y tế, giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng; việc chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của một số đối tượng… có một số quy định mới được người dân quan tâm. Trong đó có việc bổ sung nhiều trường hợp được khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến. Điều này cho thấy Nhà nước đã rất quan tâm đến quyền lợi của người khám, chữa bệnh tham gia bảo hiểm y tế và hướng đến việc bảo đảm công bằng cho người bệnh. Tôi tin rằng, những chính sách này sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho những người tham gia bảo hiểm y tế. Chủ tịch UBND xã Lại Yên (huyện Hoài Đức) Nguyễn Ngọc Đức: Việc cụ thể hóa quy định giúp người dân tiếp cận chính sách dễ hơn Điều 4 Thông tư 30/2020/TT-BYT xác định đối tượng đóng, mức đóng và giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình. Thông tư hướng dẫn việc xác định đối tượng quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP căn cứ vào một trong các giấy tờ cụ thể. Ví như, với chức sắc, chức việc, nhà tu hành thì căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành; đối với người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú… Việc hướng dẫn cụ thể này sẽ giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn chính sách và hiểu rõ thêm quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội: Chính sách mới góp phần phục vụ bệnh nhân tốt hơn Thông tư 27/2020/TT-BYT ngày 31-12-2020 về sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17-3-2015 của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2021. Thông tư 27/2020/TT-BYT hướng dẫn về thanh toán thuốc đông y, vị thuốc y học cổ truyền và căn cứ vào đây, Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ điều chỉnh về các loại chi phí được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán. Tất cả những quy định mới sẽ tạo nguồn lực để Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội có thêm chi phí sản xuất các chế phẩm thuốc với giá thành, chất lượng tốt nhất. Từ đó phục vụ bệnh nhân được tốt hơn. Ông Lê Minh Hải, 28B phố Điện Biên Phủ: Quan tâm đến quyền lợi của người bệnh Một số chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1-3-2021 đã mở rộng quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế tới nhiều nhóm đối tượng, đồng thời cũng mở rộng quyền lợi khám, chữa bệnh đối với nhiều người. Tôi đánh giá đây là chính sách quan tâm toàn diện hơn về quyền lợi của người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, được dư luận và nhân dân mong đợi. Tôi mong muốn chính sách bảo hiểm y tế mới sớm được triển khai toàn diện, chính xác để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người đi khám, chữa bệnh. Theo Báo Hà Nội mới

Nâng quyền lợi cho người khám, chữa bệnh Xem thêm »

Quyền lợi và trách nhiệm cho doanh nghiệp sử dụng lao động người khuyết tật – tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội

Việt Nam là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, thiên tai, bão lụt đồng thời hàng năm tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp và những rủi ro bất thường trong cuộc sống khiến số người khuyết tật ( NKT) ngày càng gia tăng. Do qũy an sinh xã hội của một đất nước đang phát triển còn hạn hẹp và người Việt Nam lại có bản tính cần cù, yêu lao động nên đa số NKT còn sức lao động đều muốn có được việc làm để tăng thêm thu nhập và trở thành người có ích cho xã hội. Nhà nước ta luôn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là NKT và có những chính sách ưu đãi cho những đơn vị này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi sử dụng lao động là NKT cũng cần quan tâm đến các lưu ý khi sử dụng lao động là NKT và cần tìm ra những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này. Bài viết bàn về những vấn đề trên cho doanh nghiệp cũng là để hỗ trợ NKT trong vấn đề việc làm tiếp cận từ góc nhìn của công tác xã hội.

Quyền lợi và trách nhiệm cho doanh nghiệp sử dụng lao động người khuyết tật – tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội Xem thêm »

Cơ hội và thách thức sử dụng lao động người khuyết tật trong doanh nghiệp hiện nay

Người khuyết tật (NKT) mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhưng lại là một bộ phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội. Cho đến nay, vẫn còn nhiều quan niệm phân biệt đối xử dẫn đến tình trạng bất lợi cho NKT, đặc biệt là việc sử dụng lao động là NKT của các doanh nghiệp hiện nay. Bởi vậy, trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, tác giả đã xem xét tài liệu về phân tích nghiên cứu việc làm của NKT để có những hướng dẫn thực tế nhằm trả lời câu hỏi về cơ hội việc làm cho NKT. Đánh giá của tác giả cho thấy, phần lớn NKT sống ở nông thôn, là người nghèo, không hoặc chưa được tiếp cận với hệ thống giáo dục, chưa được đào tào nghề, không đáp ứng được việc làm của doanh nghiệp và không có việc làm. Đặc biệt, cơ hội việc làm của NKT trong các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế do sự phân biệt đối xử từ các doanh nghiệp, hiệu suất công việc. Những câu hỏi chưa được trả lời như: 1) Có những cách tiếp cận nào khi nghiên cứu về việc làm của NKT?; 2) Các cơ hội và thách thức khi sử dụng lao động là NKT hiện nay? Đây vẫn là động lực để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Trong bài viết này, tác giả góp phần tìm ra những khoảng trống chưa được đề cập trong các công trình trước đây về những cơ hội và thách thức sử dụng lao động là người khuyết tật của các doanh nghiệp hiện nay.

Cơ hội và thách thức sử dụng lao động người khuyết tật trong doanh nghiệp hiện nay Xem thêm »

Luật Xử lý vi phạm hành chính: Những điểm mới và việc thi hành

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Đây là đạo luật quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân, cần sự chuẩn bị chu đáo để luật phát huy tác dụng khi đi vào cuộc sống.

Luật Xử lý vi phạm hành chính: Những điểm mới và việc thi hành Xem thêm »

Những ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp của người khuyết tật

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (tiếng Anh: Convention on the Rights of Persons with Disabilities) là một văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên hiệp quốc soạn nhằm mục đích bảo vệ các quyền và nhân phẩm của người khuyết tật. Các quốc gia tham gia Công ước phải đảm bảo quyền được thụ hưởng bình đẳng mọi dịch vụ công cộng của người khuyết tật. Ngày 13/12/ 2006, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về  quyền của người khuyết tật A/RES/61/106. Tính đến ngày 07/01/ 2011, đã có 147 quốc gia ký và 97 nước phê chuẩn. Việt Nam là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước vào ngày 22/10/2007. Ngày 30/7/2009, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, đại diện Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã ký Công ước này. Đây là Công ước quốc tế về nhân quyền đầu tiên mà Hoa Kỳ đã ký trong gần một thập kỷ qua. Được xây dựng dựa trên khuôn khổ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 2008 và lần đầu tiên, Công ước này đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới. Đây là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Công ước này còn có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.

Những ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp của người khuyết tật Xem thêm »

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đổi mới, sáng tạo hậu Covid-19

Việc lựa chọn chiến lược phát triển một cách khoa học và phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thiết kế được các giải pháp chiến lược hiệu quả để có thể tận dụng được các cơ hội tốt nhất do thị trường mang lại, chủ động với những biến động của môi trường kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong giai đoạn hậu Covid. Với các giải pháp chiến lược hiệu quả, DNNVV có thể duy trì và phát triển  được thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó, đạt được mục tiêu, phát triển ổn định, bền vững và sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có hạn. Bài báo đề xuất những giải pháp chiến lược phát triển của DNNVV, giúp doanh nghiệp (DN) có thể hoạch định được một chiến lược phát triển hiệu quả và khả thi, đảm bảo hiệu quả công tác quản trị chiến lược nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đổi mới, sáng tạo hậu Covid-19 Xem thêm »

Doanh nghiệp và Trách nhiệm xã hội về việc sử dụng lao động là người khuyết tật

(ĐHVO). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility. Viết tắt: CSR) được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CSR được thực hiện trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật và cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội, xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp và Trách nhiệm xã hội về việc sử dụng lao động là người khuyết tật Xem thêm »

Những điểm mới trong Bộ luật lao động sửa đổi 2019 đối với lao động nữ và lao động là người khuyết tật

Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 (Bộ luật 2019) được Quốc hội khóa XIV thông ngày 20/11/2019 gồm 17 chương, 220 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Bộ luật 2019 có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng và sẽ có các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong thời gian tới. Với nhiều điểm mới của Bộ luật 2019 sẽ tác động lớn đến người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ); trong đó có những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đối với lao động nữ và lao động là người khuyết tật (NKT).

Những điểm mới trong Bộ luật lao động sửa đổi 2019 đối với lao động nữ và lao động là người khuyết tật Xem thêm »

Lên đầu trang