Thầy Tùng – ‘người anh cả’ một tay
Bằng trái tim nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc và học trò, thầy Đỗ Thế Tùng đã vượt qua những trở ngại trong cuộc sống để trao truyền con chữ.
Thầy Tùng – ‘người anh cả’ một tay Xem thêm »
Bằng trái tim nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc và học trò, thầy Đỗ Thế Tùng đã vượt qua những trở ngại trong cuộc sống để trao truyền con chữ.
Thầy Tùng – ‘người anh cả’ một tay Xem thêm »
Bố và 2 chị gái của Võ Thị Châu Loan (lớp 12A2, Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Hà Tĩnh) bị chứng teo chân tay, không thể đi lại được. Vượt lên hoàn cảnh, Loan luôn là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Thấu hiểu ước mơ lớn nhất của 2 chị là được đi học, Loan đã không ngừng cố gắng học tập để viết tiếp ước mơ còn dang dở ấy. Khó khăn không sờn lòng Ngôi nhà nhỏ của Châu Loan nằm trên con đường của thôn Cát Thủy, xã Xuân Viên (Nghi Xuân). Từ nhỏ, cuộc sống của em không may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Bố em là ông Võ Duy Tùng (sinh năm 1972) từ một người trụ cột của gia đình bỗng nhiên ngã bệnh, rồi liệt dần không thể lao động. Chứng bệnh quái ác này còn đeo bám 2 người con là Võ Thị Linh (SN 2000) và Võ Thị Miền (SN 2001). Vậy là, Loan và mẹ đã trở thành “tay chân” cho các thành viên còn lại trong gia đình. Bà Cao Thị Vân (SN 1965) – mẹ Châu Loan cho biết: “Lúc các con sinh ra được lành lặn tôi mừng lắm, nào ngờ khi các cháu lên lớp 6 thì chân tay cứ teo và mềm oặt dần. Dù gia đình đã chạy vạy khắp nơi để chữa bệnh cho các cháu nhưng bác sĩ đành bó tay. Chồng con bị tàn tật không thể lao động nên mọi việc trong nhà đều do tôi cáng đáng”. Cuộc sống của 5 người trong gia đình đều phụ thuộc vào 3 sào ruộng cùng công việc thu gom rác thải của bà Vân. Mỗi lần mẹ đi làm, Châu Loan ở nhà vừa học vừa trông nom bố và các chị giúp mẹ. Thế nhưng, kể từ khi Loan có tên trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, mẹ em phải gác mọi công việc, chỉ quanh quẩn ở nhà. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào số tiền gần 2 triệu đồng trợ cấp của Nhà nước cho bố và các chị của Loan. Võ Thị Châu Loan – học sinh lớp 12A2, Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Dù điều kiện gia đình khó khăn là thế, bà Vân vẫn luôn động viên các con phải cố gắng học hành. Bản thân bà cũng đang vay 30 triệu đồng của ngân hàng để lo cho các con ăn học. Hai chị gái Châu Loan vốn học hành khá giỏi, tuy nhiên do bệnh tật nên đành bỏ dở ước mơ của mình. Đặc biệt, chị gái Võ Thị Miền còn đậu vào trường đại học nhưng mới chỉ học được 1 học kỳ, Miền đành xin nghỉ do gia đình không có điều kiện đưa đón như hồi học cấp 3 gần nhà. Từ nhỏ, ý thức được sự khó khăn, vất vả của gia đình nên Châu Loan luôn nỗ lực học tập. Ngoài những lúc phụ giúp mẹ việc nhà, toàn bộ thời gian cô con gái út đều tập trung cho việc học. “So với các chị, em thấy bản thân mình còn rất may mắn. Các chị vẫn luôn động viên em phải học tập tốt để thay đổi cuộc sống, thực hiện ước mơ của mình và thay các chị làm những điều còn dang dở. Những lúc em khó khăn, lời động viên của các chị lại tiếp thêm cho em động lực để vươn lên”, Châu Loan chia sẻ. Loan cùng các thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý tỉnh Hà Tĩnh. Không phụ sự kỳ vọng của gia đình, suốt 12 năm đi học, Loan luôn đạt được thành tích học tập xuất sắc. Đặc biệt, với nhiều đam mê dành cho môn Địa lý, em đã giành được nhiều giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi các cấp như: Giải Nhất HSG tỉnh Địa lý năm lớp 9; năm lớp 10, Loan xuất sắc giành 2 giải Ba tại kỳ thi HSG tỉnh Địa lý dành cho lớp 10 và 12; năm học 2021 – 2022, Loan xuất sắc đạt giải Nhì tại kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý lớp 11. Chia sẻ về môn học yêu thích của mình, Loan cho biết: “Đây là môn học có cả tự nhiên lẫn xã hội và nó mang tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Từ bộ môn này, giúp em có những hiểu biết khá sát từ điều kiện tự nhiên, khí hậu đến đặc điểm kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế. Chính vì vậy, càng học, em càng đam mê hơn với môn học này”. Loan luôn là cô học trò được thầy cô và bạn bè yêu mến, khâm phục. Hành trình lên phố ôn thi Với thành tích nổi bật của mình, Châu Loan đã trở thành học sinh đầu tiên của Trường THPT Nguyễn Công Trứ ghi tên vào danh sách đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Địa lý của Hà Tĩnh. Kể từ khi đó, em cũng bắt đầu chặng đường rời quê lên phố gần 50km để đi ôn luyện. Châu Loan cho biết, đều đặn tuần 4 – 5 buổi/tuần, Loan bắt xe buýt từ huyện Nghi Xuân để lên TP Hà Tĩnh ôn luyện tại Trường THPT chuyên. Mỗi ngày, sau khi kết thúc chương trình học chính khóa vào buổi sáng, không kịp nghỉ trưa, Loan vội ra bến xe buýt để kịp bắt xe đi ôn luyện. Việc ôn luyện vẫn được em tiếp tục duy trì đến khi bước vào năm học mới. Nhiều khi dù mệt mỏi do đường sá xa xôi, nhưng em vẫn luôn cố gắng đi học chuyên cần không vắng buổi. “Lần đầu tiên đến ngôi trường lạ để học tập, em rất bỡ ngỡ, áp lực. Nhưng em rất mừng vì các bạn trong đội tuyển rất hòa đồng, giúp đỡ nhau nhiệt tình. Thầy cô giáo tại Trường THPT chuyên luôn theo sát và hỗ trợ chúng em. Ngoài ra, điều làm em an tâm hơn, nhà trường và bạn bè tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ thường xuyên chia sẻ cả tinh thần và vật chất cho gia đình em trong thời gian em xa nhà ôn luyện. Đó cũng là động lực để em thêm quyết tâm giành kết quả thật tốt”, Châu Loan chia sẻ thêm. Bố và 2 chị gái Loan bị chứng teo cơ chân tay nên không thể vận động, đi lại. Lọt vào đội tuyển dự thi HSG quốc gia, không chỉ Loan mà các thành viên khác của đội tuyển đều phải cố gắng, nỗ lực bằng 200% ý chí của mình. Ngoài việc lắng nghe, ghi chép kiến thức cô giáo giảng trên lớp, Châu Loan còn lập sơ đồ tư duy cho từng vấn đề để giải quyết, trả lời rõ ràng, đầy đủ nhất yêu cầu của mỗi câu hỏi đề ra. Em chủ động, tích cực tổng hợp bài giảng, tư liệu của các thầy cô; có định hướng hệ thống hoá kiến thức theo chủ đề; chịu khó tìm đọc sách để trau dồi kỹ năng viết tự luận. Là người phát hiện và đồng hành với Châu Loan từ khi học lớp 10, cô Lê Thị Thúy Nga, giáo viên dạy Địa lý Trường THPT Nguyễn Công Trứ chia sẻ: “Châu Loan là cô học trò có năng lực học tập, yêu thích môn Địa lý. Đặc biệt, em có định hướng rõ ràng trong việc học tập và thi HSG môn này. Ưu điểm của Loan là tinh thần chịu khó, ý thức tự học cao và không ngừng hoàn thiện bản thân. Sự tiến bộ của em được thể hiện từng ngày, các bài kiểm tra, thi thử đều cho thấy sự chỉn chu trong làm bài”. Chia sẻ về quá trình làm bài thi năm nay, Loan cho biết, chiến lược làm bài của em không có gì quá đặc biệt. Trước khi làm bài em thường đọc và phân tích đề kỹ nhưng không được lan man, dài dòng để bảo đảm thời gian làm bài. 180 phút là khoảng thời gian vừa đủ để em có thể làm bài tốt, đáp ứng cả về chất lượng và độ dài bài thi. Dù chưa biết kết quả nhưng Loan hy vọng bản thân sẽ đạt giải cao để con đường em viết tiếp ước mơ ngày càng gần hơn. Sau niềm vui của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, những ngày này Châu Loan đang miệt mài với việc học tập và ôn luyện để bổ sung kiến thức cho các môn học khác. Ước mơ của em là trở thành sinh viên trường Báo hoặc Trường Đại học Luật. Đây là dự định của em từ khi còn học lớp 10, bởi theo em khi có định hướng ngành nghề thì quyết tâm sẽ cao độ hơn, ý nghĩa của việc học kiến thức chuyên sâu sẽ tốt hơn. Châu Loan là trường hợp đặc biệt và là tấm gương sáng về nghị lực của Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Em học đều tất cả các môn và năm nào cũng là học sinh giỏi của trường. Để động viên em, nhà trường đã kêu gọi các nguồn xã hội hóa hỗ trợ thêm các kinh phí học tập, sinh hoạt. Năm nay, nhà trường rất tự hào khi em là học sinh đầu tiên của nhà trường được chọn vào đội tuyển HSG quốc gia của Hà Tĩnh. Tin rằng với nỗ lực của Loan, em sẽ gặt được quả ngọt xứng đáng. – Thầy Phan Trọng Đức (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ). Theo Báo Giáo dục & Thời đại
Viết tiếp giấc mơ cho chị Xem thêm »
Khiếm khuyết đôi tay và đôi chân bị cong vẹo khó di chuyển nhưng cậu bé người Nùng có sức sống mãnh liệt, luôn lạc quan nỗ lực trong cuộc sống.
Cậu bé người Nùng không tay vượt khó để hòa nhập Xem thêm »
Dù mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh nhưng Như Quỳnh vẫn luôn kiên trì theo đuổi ước mơ, với mong muốn sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.
Nghị lực phi thường của cô học trò mắc bệnh xương thủy tinh Xem thêm »
(ĐHVO). “Khi bạn quyết tâm muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ tác động để giúp bạn đạt được mục đích đó.” – Đây là câu nói tâm đắc trong cuốn Nhà Giả Kim của anh Lê Huy Hào, một người khiếm thị luôn luôn sống lạc quan và cố gắng hết mình để không chỉ giúp bản thân tự vượt lên khỏi khiếm khuyết mà còn nhiệt tình trong việc giúp đỡ những mảnh đời khó khăn khác trong xã hội.
Khiếm khuyết nhưng sẵn sàng sẻ chia Xem thêm »
Thấu hiểu khó khăn của những người bị khuyết tật trong việc đi lại, thầy và trò trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã mở xưởng sửa xe lăn miễn phí.
Xưởng sửa xe đặc biệt mang tên ‘yêu thương’ Xem thêm »
(ĐHVO). Sau những năm tháng chiến đấu oanh liệt, giờ đây chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, nhưng hệ quả của nó mang lại vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay. Gia Đình ông Dương Quốc Ngự tại Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên là một trong những gia đình không may mắn, khi ông bị nhiễm chất độc màu da cam, thứ tàn phá cơ thể, gây ảnh hưởng tới cả những thế hệ sau này của ông.
Di chứng nỗi đau da cam: Những vết cắt chưa lành Xem thêm »
(ĐHVO). Cuộc sống khó khăn với cô bé 13 tuổi từ lúc sinh ra, chân tay không được như người bình thường ngay từ trong bụng mẹ, bố mất sớm. Đó là cô bé khuyết tật Trần Thị Hoa với nét chữ đẹp và nghị lực vượt khó phi thường vẫn luôn không ngừng nghỉ vươn lên tiến bộ từng ngày để thực hiện ước mơ, hoài bão trở thành bác sĩ.
Không thể chống lại số phận: Nỗ lực vươn lên bằng đôi tay nhỏ bé Xem thêm »
Hành trình vượt khó của hai anh em khuyết tật Đặng Văn Hạnh và Đặng Văn Hanh sẽ được chia sẻ trong “Trạm yêu thương” chủ đề “Mong ước của cha” lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy ngày 25/02/2023 trên kênh VTV1.
Hai anh em khuyết tật truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương” Xem thêm »
Thấu hiểu những khó khăn của người khuyết tật trong việc đi lại, thầy và trò Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng đã mở một xưởng sửa xe lăn ‘0 đồng’.
Thầy trò mở xưởng sửa xe lăn miễn phí Xem thêm »
Sau những năm tháng chiến đấu nơi chiến trường khốc liệt, khi trở về với cuộc sống đời thường, các cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Thế (Bắc Giang) tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ không ngại khó khăn, gian khổ; luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương và tích cực lao động, sản xuất, cùng giúp nhau làm giàu.
Cựu chiến binh huyện Yên Thế: Luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương Xem thêm »
Ngay từ khi sinh ra, Khương Thị Bích Hằng (sinh năm 1996, Hà Nội) đã được chẩn đoán bẩm sinh không có dây thần kinh thị giác. Vượt lên số phận, cô gái 9X luôn cố gắng vươn lên, trở thành cô giáo, truyền cảm hứng học tập và sống tích cực cho rất nhiều trẻ em đồng cảnh ngộ.
Cô giáo khiếm thị mở cánh cửa cuộc đời trong bóng tối Xem thêm »