Nhân vật

Phim như đời!

(ĐHVO). Người khuyết tật không chỉ là nguồn cảm hứng của các nhà thơ, nhà văn hay người làm báo mà còn cả đối với những biên kịch, nhà sản xuất phim. Chúng ta thường thấy những kịch bản phim xoay quanh những câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn hay những tranh chấp đầy kịch tính vì nó mang tính “drama” gây tò mò cho người xem. Thế nhưng đâu đó những bộ phim về những con người khuyết tật, về những câu chuyện của cuộc đời họ lại mang lại những thành công cực lớn, để lại dư âm sâu sắc.

Phim như đời! Xem thêm »

Nghị lực của chàng trai câm điếc – Nguyễn Thái Thành

(ĐHVO). Chàng trai mà tôi muốn kể dưới đây, đó là anh Nguyễn Thái Thành, sinh năm 1991, quê ở Việt Yên – Bắc Giang. Mặc dù bị điếc bẩm sinh, nhưng Thành lại không muốn ai gọi mình là khiếm thính vì theo anh, đó là những người còn khả năng nghe nói nhưng hạn chế.

Nghị lực của chàng trai câm điếc – Nguyễn Thái Thành Xem thêm »

Hành trình viết tiếp “Giấc mơ nơi thiên đường” của cô gái tài năng và giàu nghị lực

(ĐHVO). “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong hi sinh, gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có dũng cảm để bước qua ranh giới ấy” (Mùa lạc, Nguyễn Khải). Chúng ta thấy câu văn sâu sắc hơn, đời thực hơn khi tìm hiểu về cô gái khiếm thị Nghiêm Thị Thu Loan.

Hành trình viết tiếp “Giấc mơ nơi thiên đường” của cô gái tài năng và giàu nghị lực Xem thêm »

Người luôn hết lòng vì cộng đồng

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, ở tổ dân phố số 22 phường Đức Giang (quận Long Biên) vừa được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021. Đây là sự ghi nhận, biểu dương những đóng góp của bà Thủy với cộng đồng. Với mọi người xung quanh, bà Thủy là tấm gương tiêu biểu về lòng nhân ái vì không chỉ dốc công sức, tiền của giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà còn tự nguyện, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng.

Người luôn hết lòng vì cộng đồng Xem thêm »

“Doanh nhân tí hon” truyền cảm hứng cho người khuyết tật

Chiều cao chỉ bằng đứa trẻ lên 5, nhưng với nghị lực phi thường, Nguyễn Thị Thu Hiền (40 tuổi, quê Thanh Hóa) đã vượt lên số phận, trở thành chủ doanh nghiệp và tích cực tham gia công tác thiện nguyện. Luôn mỉm cười, tự tin và yêu đời, chị đã truyền cảm hứng sống cho rất nhiều người khuyết tật vươn lên thoát nghèo, hòa nhập cuộc sống. Nguyễn Thị Thu Hiền thường xuyên tổ chức các buổi truyền cảm hứng cho người khuyết tật và thanh niên Vượt qua nghịch cảnh Gia đình phát hiện ra Thu Hiền bị căn bệnh còi xương do tuyến yên không phát triển từ khi chị lên 3 tuổi, chân tay yếu, không tự đi lại và phát triển bình thường được như nhiều đứa trẻ khác, mặc dù gia đình đã hết lòng chạy chữa. Đến năm 8 tuổi, khi em gái kém 2 tuổi được đi học, còn Hiền phải tự học ở nhà. Nghe em kể chuyện hàng ngày ở trường lớp, Hiền rất thèm được đi học nhưng không được gia đình đồng ý vì sợ chị không thể vượt qua được khó khăn của một người khuyết tật… Điều đáng ngạc nhiên là Hiền rất ham học, chị luyện viết và làm toán rất chăm chỉ. Sau một năm, lực học của chị đã được chứng minh là khá hơn cô em gái. Trước niềm yêu thích học tập của con, bố mẹ Hiền quyết định cho chị đến trường, dù biết rằng con mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, học tập và sự hiếu kỳ, soi mói của các bạn vô tâm. Mặc dù vậy, trong gần 20 năm ngồi học trên ghế nhà trường, Thu Hiền luôn là học sinh khá, giỏi và đạt được nhiều danh hiệu trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thành phố Thanh Hóa. Nguyễn Thị Thu Hiền được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao bằng khen trong chương trình “Tự hào phụ nữ Việt Nam” ngày 7/3/2017. Tự tin khởi nghiệp Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng kế toán doanh nghiệp sản xuất của Trường Đại học Lao động – Xã hội năm 2004, Thu Hiền nhận báo cáo của các công ty tư nhân về kê khai thuế hàng tháng. Chưa hài lòng với kết quả bước đầu đạt được, đến cuối năm 2004, chị quyết tâm thi đỗ vào ngành Tài chính – Kế toán của Trường Đại học Vinh (Nghệ An). Năm 2008, sau khi tốt nghiệp, Thu Hiền tiếp tục làm kế toán cho các doanh nghiệp tư nhân. Chị luôn được các khách hàng, đối tác đánh giá là một kế toán có tâm với nghiệp vụ giỏi. Năm 2010, chị có quyết định táo bạo trong sự nghiệp khi thành lập Công ty TNHH Sản xuất – Dịch vụ và Thương mại Suri chuyên sản xuất bàn ghế đá Granito cung cấp cho các công viên, trường học, đình chùa và bệnh viện; cho thuê kho bãi, gara sửa chữa ô tô và Kinh doanh dịch vụ Billiard thể thao giải trí… Dù nhỏ bé và đi lại khó khăn hơn nhiều so với tất cả công nhân viên trong công ty và khách hàng, nhưng nữ doanh nhân 40 tuổi này nói rằng chị không cần sự đối xử đặc biệt. “Luật pháp không đòi hỏi mọi thứ trên thế giới phải được hạ thấp cho ai đó vì chiều cao của người đấy. Tôi có thể làm được mọi điều tôi mong muốn trong điều kiện công bằng như tất cả mọi người”. Tính cách chân thành, cởi mở và tư duy quyết đoán, sáng tạo của chị đã giúp các nhân viên và khách hàng vượt qua được những lo lắng ban đầu có thể có về năng lực của người nữ doanh nhân này. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 song Công ty của Thu Hiền vẫn đang nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục tạo thu nhập ổn định cho gần 20 lao động với mức thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Thu Hiền là diễn giả trong “Diễn đàn truyền cảm hứng Phụ nữ khởi nghiệp trong nền kinh tế số” – Chụp ảnh cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng Không chỉ làm kinh tế giỏi, Thu Hiền còn là tấm gương sáng để mọi người noi theo khi chị không chỉ sống cho riêng bản thân mình mà còn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, đặc biệt là cho người khuyết tật. Không ngại đứng trước đám đông, không tự ti, mặc cảm, đó chính là phương châm sống của Nguyễn Thị Thu Hiền. Với nụ cười và vẻ mặt rạng rỡ, chị mang trong mình nhiều hoài bão, khát vọng, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn của những người khuyết tật, góp phần thúc đẩy thực hiện quyền của Người khuyết tật tại Việt Nam. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và Thu Hiền trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt Nam’ năm 2020. Từ nhiều năm qua, Thu Hiền luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào, các lớp học về kỹ năng sống, về thuyết trình, các cuộc thi dành cho người khuyết tật…, nhất là các chương trình của Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Thanh Hóa… tổ chức; Làm diễn giả cho các diễn đàn truyền cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp trong nền kinh tế số tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Chị còn tham gia nhiều cuộc hội thảo trong nước và nước ngoài như: Hội nghị 4 nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin về người khuyết tật năm 2007; Giao lưu người khuyết tật Châu Á. Mới đây nhất, chị cũng đã là một trong những khách mời truyền cảm hứng tại Diễn đàn “Truyền cảm hứng Phụ nữ khởi nghiệp trong nền kinh tế số” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tháng 10/2020. Ông Lê Hồng Lương, nguyên Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa xúc động chia sẻ: “Rất tự hào khi Nguyễn Thị Thu Hiền là người phụ nữ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, là người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đã nhận được Giải thưởng KOVA cho Hạng mục Sống đẹp” (năm 2007). Nguyễn Thị Thu Hiền hiện còn là Ủy viên BCH Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam, Ủy viên BCH Hội bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Thường vụ Liên chi hội Người khuyết tật Thanh Hóa, Phó chủ nhiệm Thường trực CLB thanh niên khuyết tật khởi nghiệp và phát triển tỉnh Thanh Hóa, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ khuyết tật Thanh Hóa. Ở vai trò nào, chị cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Chị chính là tấm gương sáng cho nỗ lực vượt lên số phận, vượt lên những khiếm khuyết của bản thân, để trọn vẹn sống một cuộc đời ý nghĩa.

“Doanh nhân tí hon” truyền cảm hứng cho người khuyết tật Xem thêm »

Phạm Văn Đát – Niềm đam mê “chữa lành” những đôi chân khiếm khuyết

(ĐHVO). Hoài bão và ước mơ là những điều mà trong mỗi chúng ta đều có, nhưng để có thể theo đuổi và đạt thành công là điều không phải ai cũng làm được. Vậy mà dù từ nhỏ lớn lên với tình trạng khuyết tật bẩm sinh, gặp nhiều khó khăn hơn mọi người nhưng anh Phạm Văn Đát (1961) luôn cố gắng, kiên trì thực hiện đam mê sản xuất, cải tiến xe 3 bánh.

Phạm Văn Đát – Niềm đam mê “chữa lành” những đôi chân khiếm khuyết Xem thêm »

Nam sinh viên khoa Luật mua nước dành tặng chốt phòng dịch COVID-19 tại Hà Nội

(ĐHVO). Vào những ngày này, khi Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công việc của các cán bộ chiến sĩ, tình nguyện viên tại các chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn và vất vả. Chứng kiến sự vất vả, hy sinh của lực lượng làm nhiệm vụ tại đây, nam sinh viên Nguyễn Hữu Đức đã dùng số tiền mình tiết kiệm từ vệc dạy thêm để mua nước dành tặng cho các cán bộ chiến sĩ, tình nguyện viên tại các chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19 tại một số điểm ở thủ đô Hà Nội.

Nam sinh viên khoa Luật mua nước dành tặng chốt phòng dịch COVID-19 tại Hà Nội Xem thêm »

Ánh Dương

(ĐHVO). Ấn tượng của tôi về Đạt là một chàng trai duyên dáng, hóm hỉnh, đôi lúc trầm lặng đượm buồn, đôi lúc lại rạng ngời, ngây thơ như một đứa trẻ. Nếu như Đạt không nói hoặc nếu tôi không nhìn đến cánh tay trái rũ xuống ấy, tôi sẽ không nghĩ rằng cậu là người khuyết tật.

Ánh Dương Xem thêm »

Sức sống trỗi dậy như xương rồng giữa sa mạc

(ĐHVO). “Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin” – Câu nói khiến tôi nghĩ đến anh Lê Văn Đức trú tại Vĩnh Phúc. Cuộc sống luôn đặt ra cho anh những thử thách, khó khăn nhưng không vì thế mà anh chán nản hay bỏ cuộc. Khi cuộc đời cho anh một lý do để khóc, thì anh lại cho cuộc đời cả ngàn lí do để cười.

Sức sống trỗi dậy như xương rồng giữa sa mạc Xem thêm »

Dự án dạy tiếng Anh miễn phí của thầy giáo khuyết tật

(ĐHVO). “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” – đó là phương châm sống anh Nguyễn Khắc Chung – thầy giáo dạy Tiếng Anh tại Bình Dương luôn trân trọng và tâm niệm. Chính điều đó đã thôi thúc anh ấp ủ và từng bước thực hiện dự án dạy tiếng Anh online miễn phí cho những người khuyết tật trên khắp cả nước.

Dự án dạy tiếng Anh miễn phí của thầy giáo khuyết tật Xem thêm »

Lên đầu trang