Ngòi bút và Trái tim

(ĐHVO). Từ lâu trên thế giới thì báo chí được coi là “Quyền lực thứ 4” bên cạnh các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và tư pháp, còn ở Việt Nam báo chí với chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, còn là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, báo chí còn được kỳ vọng là công cụ định hướng nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ cho độc giả. 

Với đặc thù thể chất của người khuyết tật (NKT) từ lâu học đã là độc giả trung thành của báo chí, đặc biệt với những dạng tật như khiếm thị họ luôn là người bạn của của các kênh phát thanh qua tần số Radio và báo chí cũng không quên đưa tin về cộng đồng dễ bị tổn thương, trong đó có người khuyết tật và vấn đề của họ, bởi người khuyết tật vốn là một bộ phận không thể tách rời của xã hội.

Có thể khi “Pháp lệnh về người tàn tật” được ra đời (1998) và sau này thay thế bằng “Luật người khuyết tật” (2010) vai trò vị thế của người khuyết tật được thay đổi rất nhiều và cùng với sự ra đời của các tổ chức Hội, Nhóm, CLB của người khuyết tật trên cả nước, phong trào hoạt động của người khuyết tật mạnh mẽ, đa dạng và thu hút sự quan tâm của giới truyền thông nhiều hơn, thì số lượng các bài viết về hình ảnh, tấm gương, các hoạt động của cộng đồng người khuyết tật cũng gia tăng đáng kể.

Cộng đồng người khuyết tật vui vì thấy mình đã trở thành mối quan tâm của truyền thông, nhưng cũng thấy buồn khi có quá nhiều những bài báo có thể nhặt ra không ít các câu: Câm, điếc, mù, què, thọt, thần kinh, hay dở hơi. Những ngôn từ sắc lẹm làm trái tim của người yếu thế nhói đau và hơn cả những ngôn từ không chỉ thiếu nhân văn đó lại phạm đến các quy định của pháp luật.

Sau sự ra đời của Luật Người khuyết tật 2010, năm 2014 Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Trong các văn bản đó quy định các gọi rất rõ ràng tên gọi về từng dạng tật như: Khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động… và chỉ ra rằng: “Khuyết tật xuất phát từ sự tương tác giữa người có khiếm khuyết với những rào cản về môi trường, thái độ, giao tiếp và thể chế. Chính những rào cản này phương hại đến sự tham gia đầy đủ và hữu hiệu của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.” (Trích Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật- UNCRPD)

Tiếp cận truyền thông cũng là một giải pháp vận động thực thi chính sách hiệu quả khi chính vấn đề của cộng đồng được hỏi đúng người, đúng thời điểm

Một phần không nhỏ dân số là người khuyết tật

Theo số liệu của nhiều tổ chức quốc tế thì dân số thế giới đã cán qua mốc 8 tỷ người, trong đó có 1,5 tỷ là người khuyết tật, nhưng Tổ chức y tế thế giới (WHO) quan niệm: Khuyết tật là một giai đoạn của tất cả các con người đều phải trải qua, khi chúng ta già đi với đôi chân chậm chạp, đôi mắt mờ và đôi ta nghễnh ngãng, ta mới hiểu rằng khuyết tật không phải là câu chuyện riêng của cộng đồ hơn một tỷ rưỡi người”.

Khi truyền thông không bỏ qua các vấn đề có ảnh hưởng đến hàng triệu người khuyết tật Việt Nam và gia đình của họ, khiến người khuyết tật cảm thấy họ không bị bỏ rơi, nhưng vấn đề của họ cần được đề cập một cách đúng mức. Những danh từ “nôm na là cha mánh qué” để gọi các dạng tật, các câu chuyện được xây dựng theo một công thức khá phổ biến kiểu “Đáng thương, bất hạnh” hay “siêu nhân”, “vượt lên số phận nghiệt ngã” dần dà lại cho tác dụng ngược khiến cho công chúng chưa có một hình ảnh chính xác về khuyết tật và người khuyết tật tại Việt Nam, mà còn hình thành những định kiến và quan niệm sai lầm về họ.

Một bài báo rồi sẽ có 100 bài báo tiếp theo thấm vào tri thức người đọc để họ hiểu rằng: Tàn tật là tàn phế, là bỏ đi, còn tật nguyền là sự nguyền rủa của số phận. Chính những bài báo đó đã nuôi dưỡng và đẻ ra những thái độ kỳ thị, xa lánh nhiều hơn là cảm phục khi mặc định (dù mơ hồ) rằng những người khuyết tật là bất hạnh, là khác biệt mà chưa nhận thức đầy đủ về sự đa dạng của xã hội cũng như các nguy cơ tiềm ẩn mang đến sự khuyết tật hay sự sẵn sàng đón nhận giai đoạn khiếm khuyết của cuộc đời, cần nhận rõ rằng bản thân người khuyết tật là những con người bình đẳng với bao người không khuyết tật khác chứ không phải là “đáng thương” hay “siêu nhân dị thường”.

Tiếp cận nhanh chóng, đưa tin chính xác là lợi thế khi người khuyết tật làm truyền thông cho cộng đồng

Với vai trò của người làm báo

Tại nhiều nước trên thế giới, các phương tiện truyền thông là nguồn cung cấp thông tin chính về những gì đang xảy ra trong cộng đồng, bao gồm thông tin về các dịch vụ và cơ hội mới; cung cấp các kiến thức và hiểu biết hữu ích về các sự kiện hiện tại; và nhấn mạnh các vấn đề cấp bách nhất trong ngày. Do vị trí đặc biệt này, truyền thông có thể giúp đảm bảo rằng các vấn đề khuyết tật luôn nằm trong mối quan tâm của công chúng. Báo chí hãy đưa ra một bức tranh chính xác về tất cả các nhóm người trong xã hội không chỉ thể hiện sự công bằng mà là điều phải làm. Người khuyết tật nên được trở thành một phần của hoạt động thông tin chính thống để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, có quyền được tôn trọng phẩm giá và những giá trị riêng của họ. Nếu nhìn nhận xã hội như một bàn tay, có ngón dài, ngón ngắn, có đàn ông, đàn bà, phụ nữ và trẻ nhỏ, thì đương nhiên phải có người khuyết tật.

Chủ động trên sân chơi

Người khuyết tật không chỉ là sản phẩm của truyền thông, mà cần chủ động đóng góp vào truyền thông bằng tiếng nói, góc nhìn của người trong cuộc bởi “Không ai hiểu người khuyết tật bằng chính người khuyết tật” , nếu bài viết của người khuyết tật muốn được đăng trên các báo lớn, cần có nội dung hay, hấp dẫn, kỹ thuật viết tốt là một thách thức không hề dễ với đại đa số người khuyết tật, bởi sân chơi đó luôn sòng phẳng mà không có bất kỳ một ưu ái nào cho người viết là người yếu thế, thì với các bản tin của tổ chức như bản tin “Nhịp Cầu” (Hội NKT TP. Cần Thơ) “Nắng Xuân” (Hội NKT TP. Hà Nội)…là một sân chơi rất vừa sức, khi nội dung các tin bài hoạt động Hội và cả văn, thơ của hội viên luôn được ưu tiên, đó là vườn ươm cho những tài năng trong tương lai. Xa hơn, khi đã đủ cứng cáp thì Tạp chí “Đồng Hành Việt” (Liên hiệp hội về NKT Việt Nam VFD) hay “Người Bảo trợ” (Tạp chí của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam-ASVHO) sẽ là sân chơi chất lượng hướng đến sự chuyên nghiệp cho những người có năng khiếu, bởi chính những tiếng nói, góc nhìn chính xác nhất từ chính người khuyết tật sẽ là sự tương tác đôi bên giữa người đọc- người viết để đưa ra bức tranh đầy đủ và chính xác nhất về hình ảnh cũng như mọi vấn đề của cộng đồng người khuyết tật.

Nhật Nam – VSDF

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang