Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

(ĐHVO). Cầu vượt sông Đáy có chiều dài khoảng 2,0 km, quy mô 04 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng. Đây là cây cầu thứ 5 bắc qua sông Đáy nối tuyến đường cao tốc hai tỉnh, Ninh Bình và Nam Định.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ bấm nút khởi công dự án

Sáng ngày 29/9, tỉnh Nam Định tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng. Dự, chỉ đạo buổi lễ có các đồng chí: Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình; các lãnh đạo đại diện các Sở, ban, ngành Trung ương và các địa phương nơi dự án đi qua.

Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Nam Định làm cơ quan chủ quản. Dự án Cầu vượt sông Đáy là một phần trong chuỗi dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình, dự kiến sẽ được triển khai đầu tư ngay trong năm 2023 và đầu năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 87 km, trong đó:

Dự án xây dựng Cầu vượt sông Đáy có chiều dài khoảng 2,0 km với quy mô 04 làn xe, được thiết kế với vận tốc thiết kế 100km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng. Cầu gồm 29 nhịp. Phía tỉnh Ninh Bình, cầu kết nối với đường Bái Đính – Kim Sơn bằng 2 nhánh với quy mô nền rộng 12m; phía tỉnh Nam Định tuyến giao vượt khác mức với Quốc lộ 37B và giao khác mức liên thông với tuyến đường tỉnh 490, kết nối bằng 2 đường nhánh, quy mô nền đường rộng 8m. 

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định là chủ đầu tư; đơn vị tư vấn thiết kế là liên danh các Công ty Cổ phần: Tư vấn thiết kế đường bộ – Tư vấn đường cao tốc Việt Nam – Tư vấn đầu tư xây dựng chiếu sáng và cơ điện công trình và Trung tâm khoa học công nghệ giao thông vận tải; đơn vị tư vấn giám sát là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình Thăng Long; Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương là nhà thầu thi công; thời gian thi công hoàn thành công trình trong tháng 12-2024.

Cầu bắc qua sông Đáy nằm trong tuyến đường cao tốc dài 25 km đi qua hai tỉnh, Ninh Bình và Nam Định

Đây là các dự án trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của các tỉnh ven biển, mang tính liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, rút ngắn thời gian và khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh phía Nam, tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng và ngược lại. Các Dự án khi hoàn thành đồng bộ sẽ mở ra rất nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, nhất là đối với vùng kinh tế ven biển của tỉnh Nam Định, cũng như các tỉnh ven biển của đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó tạo động lực phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị ghi nhận và biểu dương Chủ đầu tư dự án, các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan đã thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp hoàn thành mọi thủ tục để dự án được triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đồng chí ghi nhận và đánh giá cao sự đồng thuận và sự hưởng ứng tích cực của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng vùng dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng bày tỏ sự cảm ơn đến các Bộ ban ngành Trung ương, Văn phòng Chính phủ, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm, hỗ trợ tỉnh Nam Định trong quá trình triển khai Dự án. Đồng chí cũng tin tưởng và mong rằng, thời gian tới, tỉnh Nam Định tiếp tục được Chính phủ, các bộ ban ngành Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ địa phương trong triển khai dự án; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh công tác triển khai các thủ tục sớm đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định – Thái Bình để kết nối đồng bộ với Dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, Chủ đầu tư dự án, đơn vị thi công phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy những thành tích đã đạt được khắc phục khó khăn, triển khai hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (Chủ đầu tư) chỉ đạo rà soát, thực hiện đầy đủ các thủ tục triển khai dự án theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp cùng tư vấn giám sát thường xuyên theo dõi, giám sát, đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, mỹ thuật. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong quá trình triển khai dự án, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.

Nhà thầu thi công tập trung huy động nguồn lực: máy móc, vật tư, nhân lực, tài chính, công nghệ…, có kế hoạch, phương án tổ chức thi công phù hợp, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo hợp đồng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo đúng quy định pháp luật.

Trần Hồng

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

D15095

Xây dựng huyện Thủy Nguyên thành phố trực thuộc thành phố: Tạo đà phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói riêng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang