Nam Định khai mạc Festival Phở 2024

(ĐHVO). Chiều 15/3, tại Nam Định đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Phở 2024, đến dự và chỉ đạo Chương trình có các đồng chí: Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành tỉnh Nam Định và đông đảo quần chúng nhân dân…

Bí thư tỉnh ủy Phạm Gia Túc cùng các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình

Festival Phở 2024 với chủ đề “Con đường Phở Việt” được tổ chức nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực phở, đây cũng là cơ hội để du khách tham quan, trải nghiệm về vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, là dịp để người dân được tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa các vùng miền trên cả nước.

Festival Phở 2024 quy tụ 50 gian hàng của các doanh nghiệp thương hiệu tham gia quảng diễn, quảng bá hình ảnh và thương hiệu phở Việt đến từ mọi vùng miền trên cả nước như: Phở Thìn, phở ngô Hà Giang, phở chua Lạng Sơn, phở Atiso Đà Lạt, phở Lâm Đồng, phở sắn Quảng Nam, phở bột chuối xanh, phở Gia Lai…

Bí thư tỉnh Uỷ Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng các đại biểu tham quan nồi phở siêu to khổng lồ với 1500 đến 2000 bát, điểm nhấn nổi bật của Festival Phở 2024.

Một trong những điểm nhấn của Festival Phở 2024 chính là hoạt động của 20 nghệ nhân và 30 người cùng tạo nồi phở khổng lồ thơm ngon, đậm vị. Theo Ban Tổ chức, nồi nước dùng 300 lít được ninh từ xương và bột gia vị với nguyên liệu ước chừng gồm 40kg thịt bò tái, chín; 20kg rau, ớt ăn kèm, và các gia vị mang đậm hương vị Việt như: nước mắm, muối, thảo mộc như quế khô, thảo quả, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò…

Chuỗi hoạt động tại Festival được tổ chức cũng hướng tới mục tiêu đưa phở trở thành một thương hiệu quốc gia, gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước. Thông qua Festival, Ban tổ chức mong muốn tôn vinh văn hóa ẩm thực Phở là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiến tới đề nghị xây dựng hồ sơ trình Unesco ghi danh Phở là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Trần Lê Đoài chia sẻ: Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt có lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời với đa dạng làng nghề truyền thống, đặc biệt là văn hóa ẩm thực với sự phong phú, đa dạng, hài hòa và tinh tế, ẩm thực đặc trưng mang phong vị người Nam Định đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, mà tiêu biểu là phở Nam Định.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Lê Đoài, phở là món ăn dân dã, xuất hiện từ lâu đời, mang nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Thành Nam. Đến nay, phở đã lan tỏa khắp trong nước và quốc tế, trở thành món ăn quen thuộc. Phở và những tập quán ăn uống, văn hóa, xã hội liên quan là loại di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Ăn phở còn gắn với những tập quán văn hóa xã hội và thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Trước đó sáng ngày 15/3, tại làng Vân Cù, hàng nghìn du khách đã về tham quan, trải nghiệm và thưởng thức món phở truyền thống của chính các nghệ nhân làng Vân Cù làm ra.

Một số hình ảnh trong buổi lễ khai mạc:

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

abc

CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang