Nam Định: Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra, đôn đốc khắc phục ảnh hưởng do bão, lụt

Sáng 16/9, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc dẫn đầu oàn công tác kiểm tra sản xuất vụ mùa năm 2024 và công tác khắc phục ngập úng tại một số địa phương sau bão, lũ số 3 và thăm hỏi các gia đình chính sách, gia đình bị ảnh hưởng bão, lũ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Trực Ninh.

Bí thư tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa bìa phải) cùng đoàn thăm hỏi gia đình chính sách trong vùng bão, lụt

Bão số 3 và hoàn lưu bão gây mưa lớn kéo dài, lượng mưa phổ biến trên 300mm, có nơi xấp xỉ 500mm đã gây thiệt hại khoảng 563,851 tỷ đồng; 2.114 ngôi nhà bị ngập nước, 76 ngôi nhà bị thiệt hại một phần, 04 ngôi nhà bị thiệt hại nặng, 01 ngôi nhà bị thiệt hại rất nặng. Một số điểm trường bị thiệt hại về cơ sở vật chất và bị ngập lụt.

Về nông nghiệp, đã có hơn 18.102 ha lúa bị ảnh hưởng: Trong đó 6.763 ha diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn, 11.339ha diện tích lúa thiệt hại rất nặng; 3.800 ha rau màu bị thiệt hại; 36,5ha cây trồng lâu năm bị ảnh hưởng; 4087 cây xanh bị đổ và ngập trong nước do bão, lũ…,

Một số tuyến bờ bao, bối bị tràn, 60 cột điện bị đổ bao gồm 59 cột điện hạ thế và 01 cột điện trung thế 110kv và hơn 1500m hệ thống đường điện liên quan bị ảnh hưởng. Nhiều công trình như chợ, công trình phụ trợ và tường rào bị đổ gây thiệt hại nặng…

Kiểm tra tại xã Phương Định, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc và đoàn công tác cũng nghe báo cáo về việc triển khai những biện pháp khắc phục ảnh hưởng mưa, lũ trên địa bàn huyện Trực Ninh. Mưa bão số 3 (bão Yagi) gây lũ lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của Nhân dân. Theo đó, ngày 10/9/2024, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Trực Ninh đã có lệnh báo động lũ cấp 3 trên toàn tuyến đê hữu Hồng và đê tả, hữu sông Ninh Cơ; đồng thời cùng ngày huyện có lệnh sơ tán hơn 1.500 hộ dân vùng bối Phương Định. Tính đến ngày 12/9, toàn huyện Trực Ninh đã huy động 469 người thuộc lực lượng công an, quân sự, đội xung kích các xã Trung Đông, Liêm Hải, Phương Định, thị trấn Cổ Lễ; huy động 7.600 chiếc bao tải, 870 m3 đất, cát, hơn 1.250 m2 vải bạt cùng một số máy móc thực hiện các biện pháp khắc phục, chống tràn đê bối Phương Định. Trong khi các lực lượng đang tập trung xử lý, chống tràn đê bối Phương Định thì trong chiều 12/9, đê bối Trực Chính nước cũng bị tràn; ngay sau đó, các lực lượng nhanh chóng vào cuộc để thực hiện nhiệm vụ chống tràn bằng các bao tải đất, cát.

Song song với việc chỉ đạo, xử lý chống tràn đê bối Phương Định và đê bối Trực Chính, UBND huyện Trực Ninh đã thành lập Sở Chỉ huy tiền phương trên các tuyến đê ứng phó với đợt mưa, lũ lớn trên sông Hồng, sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh. Các thành viên Sở Chỉ huy tiền phương có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác tuần tra, canh gác đê điều nghiêm ngặt, liên tục ngày đêm, kịp thời phát hiện các sự cố đê điều sớm ngay từ giờ đầu, đồng thời huy động nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” sớm nhất, không để diễn biến phức tạp, khó xử lý dẫn đến nguy cơ mất an toàn đê điều.

Đến thời điểm hiện tại, mực nước trên sông Hồng, sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ đang rút nhanh. Nước ngập trong ruộng lúa tiêu rút từ 15-25cm. Các vùng trũng tiêu thoát chậm, nhất là ở các huyện: Nam Trực, Trực Ninh, thành phố Nam Định…

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập úng, giảm thiệt hại, khôi phục và thúc đẩy sản xuất, trước đó, tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung mọi nguồn lực, phương tiện máy móc để bơm tiêu úng. Các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp tiêu nước chống úng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Gia Túc ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị huyện Trực Ninh, đồng thời biểu dương tinh thần chủ động, khắc phục khó khăn của nhân dân trong việc ứng phó với tình huống thiên tai khẩn cấp và đã giảm thiểu được rất nhiều thiệt hại do mưa, lũ gây ra. Đồng chí cũng yêu cầu huyện Trực Ninh cùng các cấp tiếp tục duy trì lực lượng tổ chức ứng trực, làm vệ sinh môi trường, bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh cho các địa bàn dân cư, có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch, sớm ổn định sản xuất cho người dân trong các vùng bị ảnh hưởng.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc và đoàn công tác trao tặng hỗ trợ cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc và đoàn công tác cũng đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà 05 hộ gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Ban Vận động cứu trợ Tỉnh cũng đã trao 02 tỷ đồng giúp huyện Trực Ninh khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra.

Bài viết liên quan

Picture1

Xây dựng mạng lưới cộng đồng mạnh để hỗ trợ Người khuyết tật

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang