Lạng Sơn: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công ngày càng đi vào chiều sâu

Toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng một cách thường xuyên, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy định; kịp thời xử lý các trường hợp còn tồn đọng để những người có công với cách mạng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Theo Sở LĐ-TBXH tỉnh Lạng Sơn, toàn tỉnh đang quản lý hơn 33.000 hồ sơ người có công với cách mạng, trong đó: 5.644 liệt sĩ; 2.633 thương binh, bệnh binh; 207 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được Nhà nước phong tặng và truy tặng; 363 cán bộ lão thành cách mạng; 425 cán bộ tiền khởi nghĩa; 07 anh hùng lực lượng vũ trang; 151 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; trên 23 nghìn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; 126 người có công giúp đỡ cách mạng; 876 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Công chăm sóc thương binh, bệnh binh, người có công được tỉnh quan tâm thực hiện
Căn cứ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng… những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 27/7/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.
Cùng với đó, ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đến cấp cơ sở, bảo đảm việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách được thường xuyên, đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy định, kịp thời xử lý các trường hợp còn tồn đọng để những người có công với cách mạng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Hằng năm, Sở LĐ-TBXH tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đến UBND các huyện, thành phố để tổ chức, triển khai thực hiện, cũng như tổ chức tuyên truyền các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng đi vào chiều sâu, giải quyết các vấn đề khó, cốt lõi, nhất là những vấn đề còn tồn đọng qua nhiều năm, nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ.
Với phương châm không để người thực sự có công mà không được xem xét công nhận và thụ hưởng chính sách, tỉnh đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xem xét xác nhận người có công với cách mạng, đồng thời chú trọng việc giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách.
Qua triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, đời sống của gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao. Giai đoạn 2012 – 2018, trung bình hằng năm có 98,4% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi cư trú.
Đến năm 2021, toàn tỉnh đã bảo đảm 100% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình người dân nơi cư trú. 100% xã/phường làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công.
Hằng năm, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh duy trì và tổ chức hàng chục đợt khám, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà… cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng vào các dịp lễ, tết, Ngày Thương binh – Liệt sỹ… Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt các chế độ dành cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng khi đến khám và điều trị.
Đặc biệt, công tác điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng cũng được chú trọng triển khai.
Tỉnh Lạng Sơn có 01 Trung tâm Điều dưỡng người có công, với chức năng, nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các đối tượng người có công với cách mạng và thực hiện chế độ chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công.
Từ đầu năm 2023 đến tháng 8/2023, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức tiếp nhận và điều dưỡng được 5 đợt cho người có công các huyện: Bắc Sơn, Văn Quan, Hữu Lũng, Tràng Định, Lộc Bình, Đình Lập với tổng số 282 người. Theo kế hoạch, năm nay, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức 9 đợt cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh với tổng số gần 600 người có công được điều dưỡng.
Để nâng cao chất lượng toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, góp phần phát triển an sinh xã hội trong tình hình mới, thời gian tới, các cấp, các ngành tại Lạng Sơn tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc.
Đồng thời tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, nắm vững nội dung yêu cầu các chỉ thị, hướng dẫn về các chính sách đối với người có công, chăm sóc người có công.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức sâu sắc của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về mục đích, ý nghĩa, giá trị to lớn, ý nghĩa nhân văn của việc chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng, tăng cường hơn nữa sự quan tâm giúp đỡ về vật chất, động viên về tinh thần đối với các gia đình chính sách gặp hoàn cảnh khó khăn, gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng để ổn định đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh./.
Theo Tạp chí điện tử Lao động & Xã hội

Bài viết liên quan

Picture1

Xây dựng mạng lưới cộng đồng mạnh để hỗ trợ Người khuyết tật

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang