Hội thảo Tham vấn Dự thảo Báo cáo phản hồi đối với các vấn đề Ủy ban về quyền của người khuyết tật nêu ra đối với Báo cáo lần thứ nhất thực hiện CRDP

(ĐHVO). Ngày 12/12/2023, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã phối hợp cùng Vụ Pháp chế Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo Tham vấn dự thảo báo cáo phản hồi đối với các vấn đề Ủy ban về quyền của người khuyết tật Liên hợp quốc nêu ra đối với Báo cáo lần thứ nhất về tình hình thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD).

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTB&XH; ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Chuyên trách Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; đại diện các bộ Y tế, Xây dựng, Giao thông, Ngoại giao, Công an, Nội vụ….; các viện nghiên cứu, các trường đại học như đại học Luật, đại học Mở, Lao động – Xã hội… cùng các chuyên gia tư vấn, đại diện đến từ các tổ chức hội của và vì người khuyết tật như Hội Người khuyết tật Hà Nam, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh…

Phát biểu khai mạc, ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật tháng 11 năm 2014, năm 2017 Việt Nam đã có báo cáo đầu tiên về việc thực hiện Công ước. Tiếp đó Ủy ban về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc đã có những nội dung phản hồi về những nội dung liên quan đến báo cáo của Việt Nam. Đây là những nội dung hết sức quan trọng với các nhóm câu hỏi (50 câu hỏi) về tiếp cận, giáo dục, y tế…. Trên cơ sở đó, Vụ Pháp chế Bộ LĐTB&XH được giao phụ trách thực hiện công việc này đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam có báo cáo phản hồi về các vấn đề có liên quan đến báo cáo lần thứ nhất về tình hình thực hiện Công ước của Việt Nam. Và đến nay đã có dự thảo báo cáo phản hồi lần thứ 4 sau nhiều buổi làm việc với các chuyên gia và các cơ quan, tổ chức có liên quan để tiếp tục xin ý kiến hoàn thiện báo cáo.

Ông Mai Đức Thiện phát biểu khai mạc Hội thảo 

Tuy nhiên, báo cáo phản hồi hiện nay cần phải cắt gọt để đảm bảo số lượng từ cũng như chất lượng nội dung phản hồi các nhóm câu hỏi mà Ủy ban về quyền của người khuyết tật Liên hợp quốc đã nêu ra.

Có thể nói, đây là báo cáo rất quan trọng vì trong thời gian tới (dự kiến năm 2024), Ủy ban về quyền của người khuyết tật Liên hợp quốc sẽ có buổi đối thoại với Việt Nam về việc thực hiện Công ước và đây là tài liệu quan trong cho buổi đối thoại đó. Trên cơ sở đó, ông Thiện mong muốn góp các đại biểu tham dự hội thảo góp ý thẳng thắn những nhận định, đánh giá, luận giải trong báo cáo để đảm bảo đầy đủ các nội dung phản hồi; cung cấp bức tranh chân thực về việc thực hiện Công ước tại Việt Nam; cũng như có những lộ trình, giải pháp để thực hiện CRPD tại Việt Nam và việc thực thi chính sách pháp luật về quyền của NKT hiệu quả.

Đại diện cho Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, bà Nguyễn Thị Lan Anh đã có những đánh giá rất cao với dự thảo lần 4 này. Bà cũng có ý kiến trao đổi với các nội dung của dự thảo báo cáo trong đó cần lưu ý đến cách viết, ngôn từ thể hiện để đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung cũng như có những góp ý cụ thể cho bộ 50 câu hỏi của Ủy ban về quyền của người khuyết tật Liên hợp quốc đối với Việt Nam…. Đồng thời, bà Lan Anh đề nghị đối với các câu hỏi, các đại biểu sẽ phân nhóm để trao đổi tập trung theo lĩnh vực mình am hiểu nhất, từ đó có những ý kiến đóng góp cụ thể, hiệu quả, tránh việc đưa ra những ý kiến chung chung, khó chỉnh sửa trong dự thảo báo cáo sau này. Phó Chủ tịch Chuyên trách Liên hiệp hội cũng đề xuất các nhóm thảo luận riêng từng chuyên đề và chỉ định câu hỏi cho các nhóm để đảm bảo hiệu quả góp ý cho báo cáo.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Chuyên trách Liên hiệp hội phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý, trong đó có các góp ý của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực người khuyết tật, cán bộ từ Chương trình phát triển Liên hợp quốc, những người có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là từ chính bản thân người khuyết tật để có những ý kiến đa chiều, khách quan trên cơ sở đó hoàn thiện báo cáo một cách chân thực nhất.

Bà Đào Thu Hương, cán bộ Chương trình Hòa nhập UNDP phát biểu ý kiến trao đổi tại Hội thảo

Tuệ An

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang