Hà Nam: Tọa đàm về chuyển đổi số đối với phụ nữ khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số

(ĐHVO). Nhằm hỗ trợ cộng đồng yếu thế cũng như nhận thức được những thách thức, khó khăn mà những nhóm này có thể gặp phải trong quá trình chuyển đổi số và làm thế nào để có thể huy động các nguồn lực và thế mạnh của công nghệ số trong việc cải thiện và đảm bảo tiếp cận công bằng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ngày 15/5, Trung tâm Nghiên cứu và Hành động vì sự Phát triển Hòa nhập (IDEA) và Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam đã phối hợp tổ chức buổi chia sẻ kết quả nghiên cứu đánh giá và tọa đàm về sự tham gia của phụ nữ khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số trong tiến trình xây dựng, vận động chính sách về chuyển đổi số tại Việt Nam.

Tham dự buổi Tọa đàm có ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam; đại diện các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ, Công an tỉnh Hà Nam và đại diện các cấp hội người khuyết tật địa phương.

Chia sẻ tại Tọa đàm, Ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam cho biết: Cùng với sự phát triển và ứng dụng của công nghệ, ngày càng có nhiều người khuyết tật trên địa bàn Tỉnh cũng như trên toàn quốc được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ như giáo dục, đào tạo nghề, các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe và tham gia tích cực hơn nữa trong việc đóng góp ý kiến vào các chính sách liên quan trực tiếp tới người khuyết tật. Và hy vọng, NKT ngày càng được thụ hưởng nhiều từ việc chuyển đổi số và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ.

Tham dự và phát biểu tại Tọa đàm, ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhấn mạnh những giá trị mà công nghệ số cũng như chuyển đổi số mang lại đối với người khuyết tật nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Bên cạnh đó, đại diện Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cũng chia sẻ về những khó khăn, thách thức cùng cơ hội của người khuyết tật trong quá trình chuyển đổi số và cách mạng công nghệ. Một trong những nội dung Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội đặc biệt quan tâm đó chính là câu chuyện nguồn lực gồm cả về tài chính lẫn con người. Đây cũng chính là những thách thức lớn nhất mà người khuyết tật phải đối mặt. Bên cạnh đó là cần những chính sách thúc đẩy NKT tham gia thuận lợi và an toàn trong quá trình chuyển đổi số.

Cùng với đó Phó Chủ tịch Thường trực cũng chia sẻ, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cũng thường xuyên có những định hướng hoạt động liên quan đến việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức đối với người khuyết tật về chuyển đổi số…

Qua kết quả khảo sát, đánh giá ở 3 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Lai Châu được chia sẻ tại Tọa đàm của IDEA, có thể thấy, bên cạnh những lợi ích của công nghệ số và chuyển đổi số mang lại cho người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số như tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ công, giáo dục, việc làm, y tế, dịch vụ tài chính, thúc đẩy sự tham gia vào các hoạt động xã hội; khả năng sống độc lập và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung thì các nhóm này cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Hai trong số những nguyên chính khiến người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do không có ai hướng dẫn hoặc trợ giúp và các ứng dụng phức tạp, khó thao tác. Ngôn ngữ khó hiểu hay khác biệt, đặc biệt là đối với nhóm đồng bào dân tộc không hiểu nhiều tiếng phổ thông; người khuyết tật khiếm thị, việc sử dụng cũng như tiếp cận các ứng dụng trên các thiết bị số thông minh vẫn còn là rào cản chính. Ngoài ra, việc thiếu kiến thức, kỹ năng về an toàn khi sử dụng các thiết bị số khiến người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số có thể đối mặt với những nguy cơ đặc biệt khi tham gia không gian mạng.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cũng chia sẻ và khuyến nghị trong lĩnh vực chuyển đổi số với mong muốn thúc đẩy sự tham gia của  cộng đồng yếu thế như người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật hay đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số trong thời gian tới của các đại diện một số như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an Tỉnh, đại diện Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam, Hội phụ nữ Tỉnh và các chuyên gia với hy vọng hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, công bằng và bình đẳng.

_PV_

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang