Đời sống – Xã hội

Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh

Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh được thành lập ngày 24-5-2019 theo Quyết định số 1068 của UBND tỉnh trên cơ sở hợp nhất Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật và Trung tâm Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB và XH). Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho các diện đối tượng bảo trợ xã hội, dạy nghề, dạy phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh Xem thêm »

Điểm tựa tin cậy của người khuyết tật Thành phố Sông Công

(ĐHVO). Hội Người khuyết tật (NKT) Thành phố (TP) Sông Công tỉnh Thái Nguyên là một tổ chức xã hội nhân đạo mang tính đặc thù, không phân biệt tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội, được tập hợp từ nhiều mảnh ghép cuộc đời của những số phận éo le, đã từng là gánh nặng cho mỗi gia đình và xã hội. Phần lớn NKT phải nương tựa vào người thân, gia đình để duy trì cuộc sống tối thiểu, không có nguồn trợ cấp, đời sống còn gặp nhiều vất vả và khó khăn.

Điểm tựa tin cậy của người khuyết tật Thành phố Sông Công Xem thêm »

Tổ ấm của trẻ mồ côi

Đã từ lâu, Làng trẻ em SOS Đồng Hới được coi là mái nhà chung của rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa ở Quảng Bình. Từ tấm lòng và tình yêu thương của những người phụ nữ mà các em vẫn gọi bằng “mẹ”, hơn 14 năm qua, đây chính là mái nhà thân thiết, là tổ ấm chở che cho các em trong cuộc sống này.

Tổ ấm của trẻ mồ côi Xem thêm »

Người khuyết tật cần lắm sự sẻ chia và tôn trọng

Mỗi con người, khi sinh ra và trưởng thành ai cũng mong muốn mình được khỏe mạnh và có một tương lai tươi sáng, nhưng không phải người nào cũng có được sự may mắn ấy. Có nhiều người khi sinh ra đã không thể đi, không thể nói hay không thể nhìn thấy được, họ là những người khuyết tật, là một bộ phận yếu thế của xã hội. Và với những người thiệt thòi như vậy, họ rất cần sự tôn trọng, cảm thông, sẻ chia, sự giúp đỡ của cộng đồng để có thể hòa nhập với cuộc sống hằng ngày.

Người khuyết tật cần lắm sự sẻ chia và tôn trọng Xem thêm »

Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Nữ giới ở tỉnh ta chiếm khoảng 51,02% dân số. Thời gian qua, các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), qua đó tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em Xem thêm »

Trung tâm DVVL Hà Nội: Tổ chức Phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 26/11 tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật năm 2020, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người khuyết tật khi tìm kiếm việc làm, học nghề.

Trung tâm DVVL Hà Nội: Tổ chức Phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật Xem thêm »

ASEAN 2020: Quốc tế đánh giá cao Việt Nam đưa ra những ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực và công tác xã hội

Đại diện các cơ quan truyền thông khu vực và quốc tế đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam trong dẫn dắt ASEAN vượt qua các tác động tiêu cực của dịch bệnh, đưa ra những ưu tiên đáp ứng đúng với nhu cầu chung của các nước thành viên và đối tác như phát triển nguồn nhân lực và công tác xã hội, nâng cao bản sắc và hình ảnh Cộng đồng.

ASEAN 2020: Quốc tế đánh giá cao Việt Nam đưa ra những ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực và công tác xã hội Xem thêm »

Cứu trợ nhân đạo đột xuất cho các đối tượng khó khăn

Thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo đột xuất, trợ giúp hàng nghìn gia đình chính sách, các đối tượng dễ bị tổn thương, hộ nghèo, người yếu thế, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ổn định cuộc sống. Cuối tháng 5-2020, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ thành phố Nam Định tổ chức mô hình “Chợ nhân đạo” nhằm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tại “Chợ nhân đạo”, đã có 200 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người khuyết tật, người già trên 65 tuổi, đau ốm kinh niên, phụ nữ đơn thân được tặng phiếu nhận hàng miễn phí, mỗi phiếu trị giá trên 250 nghìn đồng/phiếu để đổi thành các mặt hàng nhu yếu phẩm như: gạo, dầu ăn, nước mắm, mì chính, đường… Mô hình “Chợ nhân đạo” đã góp phần chia sẻ những khó khăn, động viên tinh thần người dân trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát. Còn ông Trần Trọng Tĩnh, số nhà 3, ngách 22, đường Vũ Năng An, phường Hạ Long (thành phố Nam Định) không giấu nổi sự xúc động khi được ở trong căn nhà mới khang trang, sạch sẽ. Năm nay đã ngoài 70 tuổi, là thương binh, sức khỏe yếu, nhiều năm nay ông Tĩnh phải sống trong căn nhà cấp 4 với một bên mái đã bị đổ. Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của gia đình ông Tĩnh, Hội CTĐ thành phố Nam Định đã kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, cá nhân, đơn vị hỗ trợ kinh phí giúp ông xây nhà. Trong đó, Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung thông qua Hội CTĐ thành phố Nam Định đã hỗ trợ ông 40 triệu đồng tiền xây nhà và 2 triệu đồng tiền mua vật dụng. Khởi công vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7), sau hơn 2 tháng xây dựng, ngôi nhà mới của ông Tĩnh đã hoàn thành, diện tích sử dụng trên 30m2, tổng kinh phí xây dựng 67 triệu đồng. Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng nhu yếu phẩm cho các hộ nghèo trên địa bàn thành phố Nam Định bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong Phiên chợ Nhân đạo. Triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo đột xuất, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện; chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai các phong trào nhân đạo, từ thiện như: “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Tháng Nhân đạo”, “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)” nhằm huy động các tập thể, cá nhân, đơn vị, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí ủng hộ; thường xuyên khảo sát, lập danh sách các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, nạn nhân CĐDC… để hỗ trợ. Từ đầu năm 2020 đến nay, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đã trợ giúp 53.172 lượt người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân CĐDC trị giá trên 22 tỷ đồng. Tiêu biểu trong hoạt động nhân đạo là Hội CTĐ huyện Giao Thủy tổng trợ giúp 70 triệu đồng cho 55 người; Hội CTĐ Hải Hậu trợ giúp 116 triệu đồng cho 306 người; Hội CTĐ huyện Nghĩa Hưng trợ giúp 144,6 triệu đồng cho 372 người; Hội CTĐ huyện Xuân Trường trợ giúp trên 305 triệu đồng cho 367 người; Hội CTĐ huyện Ý Yên tổng trợ giúp trên 2,6 tỷ đồng cho 1.326 người… Bên cạnh đó, thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ và phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thăm hỏi, trợ giúp 871 người hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó với tổng trị giá gần 1,8 tỷ đồng. Điểm nhấn trong hoạt động cứu trợ nhân đạo đột xuất thời gian qua là toàn tỉnh đã trợ giúp 462,5 triệu đồng xây 7 ngôi nhà cho 13 hộ gia đình nghèo, đối tượng chính sách, người già neo đơn, người khuyết tật, người bị tai nạn rủi ro khó khăn về nhà ở, giúp họ từng bước ổn định đời sống. Trong đó, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ huyện Nghĩa Hưng trợ giúp 40 triệu đồng xây nhà CTĐ cho gia đình ông Khương Văn Tý, xã Nghĩa Châu; Hội CTĐ huyện Giao Thủy phối hợp với Quỹ Năng Đoạn Kim Cương, Công ty Adam Khoo Việt Nam trợ giúp 100 triệu đồng xây mới 2 ngôi nhà cho 2 hộ gia đình ở xã Giao Yến; Hội CTĐ thị trấn Nam Giang (Nam Trực) vận động nhà hảo tâm trợ giúp 200 triệu đồng xây nhà cho 1 trường hợp là người già cô đơn có hoàn cảnh khó khăn; huyện Ý Yên trợ giúp 80 triệu đồng xây 2 ngôi nhà CTĐ cho gia đình nạn nhân CĐDC có hoàn cảnh khó khăn ở các xã Yên Lợi, Yên Lương. Đặc biệt, thời gian qua, trước những thiệt hại do bão lũ gây ra cho đồng bào các tỉnh miền Trung, Hội CTĐ các cấp đã vận động và được nhiều cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, chức sắc tôn giáo hưởng ứng đóng góp tiền mặt, thực phẩm, quần áo, vật dụng sinh hoạt… Tính đến cuối tháng 10-2020, Hội CTĐ tỉnh đã tiếp nhận số tiền trên 1,6 tỷ đồng; gần 6.000 thùng mì tôm; 34 tấn gạo; hơn 2.000 thùng nước lọc; 15 nghìn bộ quần áo mới; gần 1.000 thùng các loại thực phẩm thiết yếu như nước mắm, lương khô, sữa, bánh mỳ, bột canh, dầu ăn, rau củ, sách vở, đồ dùng học sinh và 1 khối lượng lớn quần áo cũ… Tiêu biểu trong hoạt động này là Hội CTĐ các huyện: Hải Hâụ, Xuân Trường, Vụ Bản, Giao Thủy… Với nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo ý nghĩa thiết thực, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đã kịp thời giúp đỡ những người nghèo, người gặp rủi ro, các đối tượng dễ bị tổn thương vơi đi phần nào khó khăn trong cuộc sống; qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh./. Bài và ảnh: Hoa Xuân Nguồn: Báo Nam Định  

Cứu trợ nhân đạo đột xuất cho các đối tượng khó khăn Xem thêm »

An sinh xã hội: Hiệu quả từ chính sách đến đồng thuận cộng đồng

Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mỗi năm cả nước tạo việc làm cho gần 1,6 triệu lao động; giáo dục nghề nghiệp cho trên 1,8 triệu người. Trong 5 năm qua, cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ đền ơn, đáp nghĩa gần 1.500 tỷ đồng, xây mới trên 55.600 ngôi nhà tình nghĩa…

An sinh xã hội: Hiệu quả từ chính sách đến đồng thuận cộng đồng Xem thêm »

Lên đầu trang