Đời sống – Xã hội

Cuộc sống người khuyết tật đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn

(ĐHVO). Đứng trước đại dịch Covid-19, người bình thường đã khó khăn, người khuyết tật lại khó khăn hơn rất nhiều lần. Mất việc làm của công nhân, nhân viên hay các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động rơi vào cảnh nợ lần túng thiếu.

Cuộc sống người khuyết tật đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn Xem thêm »

Hoàn tất thủ tục giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Tính đến hết ngày 16/7, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN). BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã hoàn tất thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị sử dụng lao động, với 11,2 triệu lao động, số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm khoảng 4.322 tỷ đồng.

Hoàn tất thủ tục giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động Xem thêm »

Rào cản khi tham gia giao thông công cộng của người khuyết tật

(ĐHVO). Với người khuyết tật, nhu cầu đi lại và tham gia giao thông hết sức quan trọng. Việc hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận được các dịch vụ giao thông công cộng cũng như dễ dàng di chuyển tại các công trình công cộng là đã thúc đẩy, hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Rào cản khi tham gia giao thông công cộng của người khuyết tật Xem thêm »

Sài Gòn ơi, cho tôi gửi chút quà!

(ĐHVO). Những ngày này, nhiều người dân khắp nơi đều chung tay hướng về miền Nam ruột thịt với mong muốn thành phố Hồ Chí Minh sớm vượt qua được đại dịch. Trong đó, có người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh cả câm và điếc, dáng người nhỏ nhắn ôm những quá bí xanh và san nửa bao gạo của nhà lên ủy ban xã để gửi tới miền Nam. Giọng ú ớ, chị chỉ về hướng Nam như muốn nói: “Sài Gòn ơi, cho tôi gửi chút quà”.

Sài Gòn ơi, cho tôi gửi chút quà! Xem thêm »

‘Chìa khóa’ để thanh niên thích ứng với thế giới việc làm hậu COVID-19

Cách mạng 4.0 và đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng rất lớn tới thế giới việc làm toàn cầu, trong đó có việc làm cho thanh niên. “Tái định hình kỹ năng cho thanh niên hậu dịch bệnh” là thông điệp được UNESCO đưa ra để giúp thanh niên thích ứng với thế giới việc làm nhiều biến đổi.

‘Chìa khóa’ để thanh niên thích ứng với thế giới việc làm hậu COVID-19 Xem thêm »

Giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập với cộng đồng tại Việt Nam

(ĐHVO). Quyền được giáo dục là quyền lợi chính đáng của tất cả trẻ em, và hơn khoảng 663 nghìn trẻ em khuyết tật từ 2-17 tuổi tại Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Từ những năm 1990 thì chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ, tạo bình đẳng và nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật. Hơn 30 năm đã qua, hoạt động giảng dạy cho trẻ khuyết tật ngày càng có những thay đổi tích cực với tỉ lệ trẻ khuyết tật đến trường ngày càng được tăng cao. Tuy nhiên vẫn còn đó những nỗi lo, nỗi băn khoăn của những bậc phụ huynh, của thầy cô giáo và của chính trẻ khuyết tật trong việc lựa chọn môi trường và phương thức giáo dục phù hợp.

Giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập với cộng đồng tại Việt Nam Xem thêm »

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tiền phải đến tay người dân ngay lúc này, không thể chậm trễ hơn

Về triển khai gói an sinh 26.000 tỷ đồng hỗ trợ lao động, doanh nghiệp vừa được Chính phủ thông qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các địa phương đẩy nhanh thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do Covid-19; triển khai ngay trong tuần này, không để chậm trễ hơn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tiền phải đến tay người dân ngay lúc này, không thể chậm trễ hơn Xem thêm »

Chỉ tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn

Ngày 14-7, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thống nhất hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm các điều kiện an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Chỉ tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn Xem thêm »

Ninh Kiều phát huy hiệu quả truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) luôn nỗ lực thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa; huy động cộng đồng cùng tham gia chăm lo đời sống gia đình chính sách (GĐCS), người có công (NCC) với nước. Qua đó, kịp thời động viên, tạo điều kiện cho GĐCS, NCC phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…

Ninh Kiều phát huy hiệu quả truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Xem thêm »

Điểm tựa vững chắc cho người “ra trận”

Trong cuộc chiến với “giặc” Covid-19, các “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đã, đang phải làm việc gấp đôi, gấp ba ngày thường với những giọt mồ hôi không kịp khô và những bữa cơm vội vã… Song, khi nghĩ về người thân nơi hậu phương đang từng ngày lo toan và luôn trông ngóng, sự vất vả, gian nan, phải đối mặt nhiều rủi ro dịch bệnh không làm họ nản lòng… Gia đình chính là điểm tựa tinh thần vững chắc, giúp những người nơi tuyến đầu yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Điểm tựa vững chắc cho người “ra trận” Xem thêm »

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc…

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Xem thêm »

Lên đầu trang