Đảng ủy khối Doanh nghiệp quận Hoàng Mai tổ chức thăm hỏi và tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Hướng đến kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7/1947 – 27/7/2024, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Hoàng Mai đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân những gia đình chính sách, cá nhân có công với cách mạng và đến thăm hỏi, động viên một số thương binh là Đảng viên đang sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối.

Vừa qua, Đoàn thăm hỏi của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Hoàng Mai do đồng chí Lê Tuyết Hương, Bí thư Đảng ủy làm Trưởng đoàn đã tổ chức thăm hỏi, động viên một số gia đình chính sách, người có công trên địa bàn quận Hoàng Mai và các Đảng viên là thương binh đang sinh hoạt tại các Chi bộ trực thuộc trong đó có hai mẹ Việt Nam Anh hùng là Mẹ Lê Thị Mạnh trú tại phường Định Công và Mẹ Nguyễn Thị Chải (Mẹ VNAH xã Nam Phong, hiện đang được các cán bộ Công ty CP DVBV Trường Sơn Hà Nội nhận phụng dưỡng).

Trao tặng quà cho mẹ VNAH Lê Thị Mạnh- Phường Định Công

Tại buổi gặp gỡ giữa Đoàn và ông Nguyễn Gia Cương, Bí thư Chi bộ Tạp chí Đồng Hành Việt, thương binh 4/4, người nhiễm chất độc da cam đã ôn lại những kỷ niệm của một thời thanh xuân gắn với những giai đoạn, thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc; tuổi trẻ với lý tưởng cách mạng; với khát khao, hy vọng về tương lai tươi đẹp đất nước. Cũng tại buổi thăm hỏi, Đoàn cũng đã động viên, chia sẻ với người đồng chí tiếp tục phát huy, nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, của đơn vị… xứng đáng với lời dạy thương binh tàn nhưng không phế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hoạt động thăm hỏi, tặng quà tri ân những gia đình chính sách, người có công với cách mạng nhân kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ không chỉ thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp về uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây… mà còn là cơ hội để chia sẻ, động viên, tiếp nối, lưu giữ những giá trị lịch sử với hiện tại và tương lai.

Cũng trong thời gian này, hòa cùng cả nước nhiều hoạt động thăm hỏi và tri ân như: dâng hương tại Đài tưởng niệm, trao quà gia đình chính sách, người có công… được triển khai trên toàn quận, các Đảng ủy, cơ quan Nhà nước cùng những tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức các Chương trình đền ơn, đáp nghĩa trên địa bàn Quận

     Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, hưởng ứng Lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh“. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Thương binh, liệt sĩ trở thành vấn đề cần được quan tâm. Trước tình hình đó, cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16-2-1947 chính thức đặt chế độ “Lương hưu thương tật” và “Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ“. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên về chính sách thương binh, liệt sĩ, khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Để chỉ đạo công tác này trong cả nước, ngày 26-2-1947, Phòng Thương binh thuộc Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh. Thực hiện Chỉ thị của Người, một Hội nghị trù bị gồm đại biểu của các cơ quan, các ngành ở Trung ương, và một số địa phương đã họp tại một địa điểm ở xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhất trí chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc.

Từ tháng 7-1955, Ngày Thương binh được đổi thành Ngày Thương binh – Liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thẳng vẻ vang của toàn dân tộc.

Từ năm 1970, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định lấy ngày 1 tháng 12 hàng năm làm Ngày Thương binh – Liệt sĩ. Theo đó ngày 1-12 hàng năm, cùng với việc cử đoàn đại biểu đến tặng quà thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều có thư động viên, thăm hỏi và nhắc nhở quân dân các địa phương quan tâm, săn sóc, giúp đỡ thương binh.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng từ năm 1975, ngày 27-7 hàng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh – Liệt sĩ của cả nước.

(Tóm tắt theo nguồn baotanglichsu.vn)

 

 

Bài viết liên quan

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Picture1

CLB Nhân ái Tâm Thanh và các tình nguyện viên của CLB Thiện nguyện Đồng Hành Việt – Công ty Luật HILAP tổ chức phát cơm từ thiện tại Bệnh viện K Tân Triều

Picture5

Phụ nữ khuyết tật Việt Nam cần tự tin vươn lên và cần có thêm nhiều chương trình tôn vinh

z5943510196382_46b7ea4685f022338fe4e05fe6dc695e

NỖI ĐAU DA CAM VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC CHĂM SÓC NẠN NHÂN DA CAM/DIOXIN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang