CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Cách đây 25 năm, theo Pháp lệnh về người tàn tật 1998: Ngày 18/4 hàng năm được lấy làm ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật”. Đến năm 2010, Quốc Hội thông qua Luật Người khuyết tật, tại Điều 11 ghi rõ: “Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam”. Ngày 18/4 được xem như là ngày hội của người khuyết tật (NKT) và có rất nhiều hoạt động ý nghĩa với NKT. Hàng loạt các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các bài báo, các chương trình phát thanh, truyền hình về các vấn đề liên quan đến NKT được tiến hành trên khắp cả nước. Điều đó khiến tất cả chúng ta, trong đó có hơn 7 triệu NKT Việt Nam, cảm nhận sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban ngành chức năng, các tổ chức và toàn thể cộng đồng nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng và đầy đủ của NKT vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ảnh minh họa- nguồn internet

Hưởng ứng tinh thần này, 2023 Liên Hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã chọn chủ đề “Chuyển đổi số: Đổi mới và công nghệ dành cho mọi người”. Các hoạt động năm nay khuyến khích xoay quanh chủ đề về các giải pháp đổi mới và chuyển  đổi số, ứng dụng công nghệ để phát triển toàn diện trong mọi lĩnh vực như giáo dục, y tế, việc làm… nhằm giảm bất bình đẳng  và đổi mới vì sự phát triển hòa nhập của người khuyết tật.

Công nghệ và tiến bộ công nghệ đã là  một phần không thể thiếu của xã hội loài  người. Ngày nay, hầu hết mọi người đều có một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng kết nối internet, giúp họ có thể giao tiếp trực tuyến, phá vỡ mọi khoảng cách về không

Chuyển đổi số mang lại điều gì?

Chuyển đổi số có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân và một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống, đặc biệt là về tiếp cận dịch vụ. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa dạng và an toàn hơn. Hệ thống giao thông, phương tiện và thông tin liên lạc thậm chí còn trở nên hiệu quả hơn với sự trợ giúp của công nghệ số. Số  hóa đang ảnh hưởng đến mọi ngành trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, việc làm…. Thật khó có thể tưởng tượng cuộc sống hàng ngày sẽ như thế nào nếu không có tất cả những thiết bị, tiện ích mà công nghệ số mang lại. Ví dụ như một phần lớn mọi người đang làm công việc chủ yếu của họ thông qua máy tính, hay gần như tất cả mọi người thường xuyên kiểm tra điện thoại di động của họ mỗi ngày…

Ảnh minh họa- nguồn internet

Công nghệ và tiến bộ công nghệ đã là  một phần không thể thiếu của xã hội loài người. Ngày nay, hầu hết mọi người đều có một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng kết nối internet, giúp họ có thể giao tiếp trực  tuyến, phá vỡ mọi khoảng cách về không gian, thời gian, gắn kết họ với phần còn lại của thế giới và còn khiến họ trở thành những cá nhân có tư duy hiện đại.

Trong bối cảnh việc làm, công nghệ có thể xóa đi những thành kiến tuyển dụng và chuẩn hóa hệ thống trả lương. Công nghệ có thể giúp loại trừ hành vi, cử chỉ… mang tính phân biệt đối xử như: khoảng cách về giới tính, loại trừ phân biệt thiểu số, khuyết tật… Công nghệ số hóa đã khiến nhiều sản phẩm, dịch vụ trở nên dễ dàng tiếp cận với người dùng. Bạn có thể ngồi tại nhà với điện thoại di động có thể mua sắm, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, cập nhật những bản nhạc hay bộ phim mới nhất…chỉ trong nháy mắt. Các phương tiện giao thông công cộng như taxi, ô tô, tàu hỏa bạn không cần bước ra khỏi nhà mà vẫn có thể được đặt trực tuyến thông qua các ứng dụng khác nhau như Grab hay Be… và tiến hành thanh toán thông qua các dịch vụ trực tuyến như In- ternet Banking (ngân hàng trực tuyến). Các ứng dụng y tế từ xa bước đầu làm cho việc chăm sóc sức khỏe trở nên bình đẳng hơn và dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng kinh tế xã hội của họ. Đối với người khuyết tật, việc triển  khai các giải pháp công nghệ giúp họ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ xã hội và xoá bỏ các rào cản về môi trường.

Người khuyết tật ở đâu trong chuyển đổi số?

Việt Nam là một trong những quốc gia đang chuyển đổi số một cách nhanh  chóng ở hầu hết mọi lĩnh vực với mục tiêu chuyển từ xã hội thực hiện dịch vụ thủ công sang bán thủ công và sang xã hội số. Số hóa mang lại nhiều lợi ích, nhưng trong thực tế, có một bộ phận người dân không    tiếp cận được cho dù đã được Nhà nước và nhà cung cấp dịch vụ hướng dẫn, đó là những nhóm cộng đồng, cá nhân không bắt kịp, thậm chí tụt lại phía sau. Những ai sẽ là người gặp nhiều thách thức, bất lợi trong tiến trình chuyển đổi số? Đó là người  nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và người già.

Chuyển đổi số là cả một quá trình và không đơn giản. Nó đòi hỏi người tham gia phải có tiền để mua thiết bị, mà người nghèo thì không có khả năng mua điện thoại thông minh, máy tính cũng như chi trả các dịch vụ kèm theo. Việc cài đặt, tải chương trình, sử dụng cũng không hề dễ với người khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật vận động hay thiểu năng trí tuệ và cả người già. Có rất nhiều người còn chưa dám hoặc vô cùng lóng ngóng với xã hội số, với thao tác quét mã (QR), trả tiền qua ví điện tử, qua ứng dụng (app).

Chuyển đổi số có vai trò quan trọng đối với việc hòa nhập của người khuyết tật về sinh hoạt thường nhật cũng như trong giáo dục, y tế, di chuyển và tìm kiếm việc làm. Tận dụng được công nghệ, người khuyết tật có thể tự mình tham gia các công việc như tham gia thủ tục hành chính, giao dịch với ngân hàng, giao tiếp với người thân, bạn bè, mua sắm online, làm việc online, kinh doanh trực tuyến… Thời gian qua, thành phố Hà Nội triển khai  thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ. Các tiện ích của việc chuyển đổi số ngày càng hiện đại cũng như dễ dàng truy cập hơn, giúp người khuyết tật trên địa bàn tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, tích cực hơn.

Những năm gần đây, Hội Người khuyết  tật thành phố Hà Nội và nhiều tổ chức hội viên của Hội đã rất chú trọng hỗ trợ hội viên tìm kiếm việc làm, hòa nhập xã hội. Hội đã phổ biến đến hội viên cách thức, kỹ năng tiếp cận, sử dụng những lợi thế của công nghệ để tìm kiếm việc làm liên quan đến công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội, ứng dụng Internet để trao đổi, liên lạc… Hội cũng xác định chuyển đổi số là cơ hội, tiềm năng trong thúc đẩy bình đẳng với người khuyết tật. Bản thân mỗi NKT  cũng cần nắm bắt cơ hội về chuyển đổi số, học hỏi, nâng cao kỹ năng về công nghệ để chủ động tự tin trong cuộc sống cũng như hòa nhập cộng đồng. Đó cũng là cách chúng ta đón nhận hiệu quả nhất những cơ hội hoà nhập mà toàn thể cộng đồng dành cho chúng ta.

Đỗ Thị Huyền

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang