Cần tăng cường và nâng cao truyền thông phản biện chính sách đối với người khuyết tật

Trước hết, phải khẳng định rằng, truyền thông đặc biệt là báo chí thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thực thi hiệu quả chính sách đối với người khuyết tật. Truyền thông không chỉ góp phần giúp thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách mà còn hỗ trợ người khuyết tật và cộng đồng nâng cao năng lực, nhận thức cũng như thay đổi hành vi trong lĩnh vực khuyết tật; góp phần hiện thực hóa quyền của người khuyết tật; thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng và đầy đủ của người khuyết tật vào cộng đồng xã hội; biểu dương những tấm gương tiêu biểu; truyền cảm hứng, sẻ chia động lực… Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một nội dung vô cùng quan trọng, cũng là một vai trò, nhiệm vụ hết sức cấp thiết để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thực thi chính sách đó chính là truyền thông phản biện chính sách.

Trước hết, phải khẳng định rằng, truyền thông đặc biệt là báo chí thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thực thi hiệu quả chính sách đối với người khuyết tật. Truyền thông không chỉ góp phần giúp thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách mà còn hỗ trợ người khuyết tật và cộng đồng nâng cao năng lực, nhận thức cũng như thay đổi hành vi trong lĩnh vực khuyết tật; góp phần hiện thực hóa quyền của người khuyết tật; thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng và đầy đủ của người khuyết tật vào cộng đồng xã hội; biểu dương những tấm gương tiêu biểu; truyền cảm hứng, sẻ chia động lực… Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một nội dung vô cùng quan trọng, cũng là một vai trò, nhiệm vụ hết sức cấp thiết để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thực thi chính sách đó chính là truyền thông phản biện chính sách.

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Truyền thông chính sách là một thuật ngữ thường xuất hiện trong thời gian gần đây. Theo PGS, TS. Trần Thị Thanh Thủy (2021), truyền thông chính sách là hệ thống các nỗ lực chủ động chủ trì và tương tác hai chiều của Nhà nước được thiết kế có chủ đích nhằm tiếp nhận và chia sẻ thông tin về chính sách cũng như quá trình chính sách (cách thức hoạch định, thực thi, đánh giá) đến đối tượng chính sách nhằm thúc đẩy hiểu biết, phản biện, đồng thuận, sự tin cậy qua lại giữa nhà nước nói chung và các chủ thể chính sách nói riêng vì lợi ích công cộng. Hay theo tác giả Nguyễn Đình Thành (2014), truyền thông chính sách là quá trình liên tục trao đổi thông tin về chính sách của Nhà nước để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội, góp phần thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và của toàn xã hội. Cũng có thể hiểu truyền thông chính sách là quá trình chia sẻ thông tin về một chính sách cụ thể của Chính phủ đến người dân nhằm thu hút người dân và các bên liên quan vào quy trình chính sách, từ đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của công chúng để đạt được mục tiêu chính sách. [1]

Trong những năm qua, truyền thông chính sách đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần to lớn vào công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống… [2]

Truyền thông chính sách góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân… Bên cạnh những vấn đề trên, truyền thông chính sách ở nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. [3]

Một lần nữa, phải khẳng định, truyền thông chính sách đã mang lại những lợi ích to lớn trong việc góp phần tạo đồng thuận xã hội và xây dựng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền; thúc đẩy thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật, đường lối, chủ trương; tăng cường tính phản biện xã hội; thúc đẩy xã hội ngày công bằng, dân chủ, người dân được hưởng dụng quyền dân chủ; làm tốt vai trò định hướng dư luận; tăng cường sự tham gia của các chủ thể trong các vấn đề, hoạt động liên quan đến chính sách nhất là quyền làm chủ của người dân trong tham gia xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đã được khẳng định trong nghị quyết của Đảng cũng như đảm bảo tăng cường đồng thuận xã hội, quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013….

Và một trong những nội dung của truyền thông chính sách cần được tăng cường trong thời gian tới bên cạnh việc tuyên truyền, phố biến chính sách, pháp luật; chia sẻ, cung cấp thông tin; bảo vệ quyền con người… đó chính là truyền thông phản biện chính sách.

Truyền thông phản biện chính sách là một hoạt động trong truyền thông chính sách, do đó, đòi hỏi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của truyền thông chính  sách như tính khách quan, khoa học, hệ thống, chính xác, kịp thời, cẩn trọng hay tính hai chiều/đa chiều cũng như phát huy vai trò của các bên liên quan… Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đó là có thể phát huy sức mạnh của nền tảng số. Bên cạnh đó, Truyền thông phản biện chính sách đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, chắc chắn để ngoài việc nhận định chính sách có phù hợp với pháp luật hiện hành hay không còn cần chỉ ra được chính sách đó còn phù hợp hay không? Có hiệu quả hay không? Tính hợp lý hay khả thi của chính sách… cùng với đó là những khuyến nghị phù hợp để góp ý, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách. Không những vậy, truyền thông phản biện chính sách còn cần phải phát hiện, đánh giá, phân tích, bình luận quá trình thực thi chính sách để hướng đến góp phần khắc phục sự quan liêu, tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách.

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Đồng thời, việc phản biện chính sách cũng đòi hỏi người làm truyền thông phản biện chính sách ngoài việc nắm vững các vấn đề chính sách phức tạp là phải có bản lĩnh dám đấu tranh, “đương đầu” thì mới đảm bảo việc truyền thông phản biện chính sách nói riêng và truyền thông chính sách nói chung đạt hiệu quả, có sức tác động và lan tỏa lớn.

Thực tế cho thấy, truyền thông chính sách trong đó gồm truyền thông phản biện chính sách đã đạt được những kết quả nhất định và không ngừng được tăng cường về số lượng, nâng cao cả chất lượng nhất là trước khi có chính sách hay quy định pháp luật mới ra đời. Tuy nhiên trong việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với người khuyết tật thì còn vẫn cần đẩy mạnh và tăng cường. Bởi, hiện tại truyền thông nói chung, báo chí nói riêng trong lĩnh vực người khuyết tật vẫn chủ yếu tập trung vào các vấn đề tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật; biểu dương; góp phần nâng cao năng lực… nhưng ít tập trung vào việc phản ánh công tác thực thi chính sách pháp luật hay phản biện, góp ý chính sách pháp luật đối với người khuyết tật. Qua đó, góp phần thúc đẩy cơ quan chức năng tiến hành đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật cũng như đảm bảo việc thực thi chính sách pháp luật đối với người khuyết tật đạt hiệu quả.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc thực hiện truyền thông phản biện chính sách đối với người khuyết tật cần tập trung hơn vào công tác: Phát hiện kịp thời những vấn đề trong thực thi chính sách đối với người khuyết tật để có những giải pháp hỗ trợ cần thiết không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật mà còn bảo vệ hệ thống chính sách, sự nhất quán trong chỉ đạo và thực hiện chính sách pháp luật đối với người khuyết tật của Đảng và Nhà nước; đánh giá quá trình thực thi chính sách, tính hiệu quả của chính sách, sự phù hợp trong bối cảnh xã hội… trên cơ sở đó có những khuyến nghị, giải pháp, ý kiến góp ý cho các cơ quan chức năng về xây dụng chính sách đối với người khuyết tật…

Ngoài ra, quá trình truyền thông phản biện chính sách cũng cần đảm bảo trên cơ sở thực trạng và vai trò cùng các giải pháp hiệu quả nhằm đổi mới và phát huy giá trị của truyền thông chính sách, đặc biệt là việc đảm bảo thực hiện phản biện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, tránh việc sa đà hay lợi dụng truyền thông phản biện chính sách để chống phá, có những hoạt động với mưu đồ không trong sáng và thiện chí xây dựng…

Để truyền thông chính sách nói chung đặc biệt là truyền thông phản biện chính sách nói riêng ngày càng hiệu quả nhất là trong lĩnh vực người khuyết tật, đòi hỏi: Cơ quan truyền thông, cụ thể là cơ quan báo chí cần phát huy vai trò và chủ động trong việc phối hợp cùng các cơ quan chức năng là các cơ quan chủ trì soạn thảo, xây dựng chính sách cũng như các cơ quan thực thi chính sách; có cơ chế phối hợp; nghiên cứu xây dựng cũng như cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông chính sách đối với phóng viên cùng việc xây dựng các chủ đề hay các sản phẩm phù hợp… Bên cạnh đó là việc phản ánh thông tin, tiếng nói của người dân, những người trực tiếp thụ hưởng chính sách như nhóm đối tượng người khuyết tật trong các chính sách liên quan đến người khuyết tật.

Truyền thông ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nền tảng phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của văn minh nhân loại. Con người ngày càng tiếp cận được đến với các “kênh truyền thông” mà đơn giản nhất đó chính là nền tảng mảng xã hội. Mặc dù, nền tảng này hiện đang cũng là một vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh cãi nhất là những tác hại nó mang lại cho xã hội và con người. Thế nhưng, không thể phủ nhận những giá trị và lợi ích nó mang lại cho cuộc sống. Và thông qua các kênh truyền thông, mà báo chí – một loại hình truyền thông chính thống, lớn mạnh ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình, phát huy được sức mạnh của quyền lực thứ tư đối với xã hội, hoạt động truyền thông chính sách nói chung, truyền thông phản biện chính sách nói riêng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đã và đang góp phần không nhỏ vào việc xây dựng cũng như thực thi chính sách. Đối với người khuyết tật, hoạt động này cũng đang diễn ra sôi nổi không kém nhưng thực tế, các cơ quan truyền thông chính thống và có tiếng nói như báo chí lại chưa thực sự chú trọng và đầu tư vào vai trò phản biện chính sách. Cũng vì lẽ đó nên hoạt động phản biện chính sách đối với người khuyết tật có những vấn đề chưa đánh giá đúng thực chất dẫn đến việc truyền thông chính sách chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí có những vấn đề phát sinh đi ngược mong muốn và giá trị chính sách mang lại. Rất mong, trong thời gian tới, báo chí và truyền thông sẽ quan tâm nhiều hơn đến phản biện chính sách đối với người khuyết tật để qua đó mang lại những giá trị cùng kết quả tốt hơn trong công tác thực thi chính sách đối với người khuyết tật. Báo chí và truyền thông không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chia sẻ thông tin, truyền cảm hứng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà còn góp phần ngày càng hoàn thiện các chính sách đối với người khuyết tật để người khuyết tật ngày một hòa nhập sâu rộng cũng như đầy đủ vào cộng đồng xã hội để thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước cũng như sự tiến bộ chung của dân tộc, nhân loại.

[1] (https://kinhtevadubao.vn/vai-tro-cua-truyen-thong-chinh-sach-trong-boi-canh-moi-23042.html)

[2] (https://kinhtevadubao.vn/vai-tro-cua-truyen-thong-chinh-sach-trong-boi-canh-moi-23042.html)

[3] (https://kinhtevadubao.vn/vai-tro-cua-truyen-thong-chinh-sach-trong-boi-canh-moi-23042.html)

Tuệ Lâm – Tuệ An

Bài viết liên quan

Picture1

Trường THPT Hậu Lộc 1, Thanh Hóa- : Nơi ươm mầm ước mơ hoài bão của nhiều thế hệ học trò

67

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VTV tổ chức truyền hình thực tế “Sinh Viên Thế Hệ Mới 2024”

ảnh bìa

Nam Định: Khu công nghiệp Mỹ Thuận đón thêm nhà đầu tư

ảnh 1

Nhóm Thiện nguyện Rừng bình yên tặng 10 suất học bổng cho học sinh huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ nhân dịp 27-7

p2

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải VnExpress Marathon Nha Trang để khuyến khích lối sống năng động

Picture2

Chính sách, pháp luật cho người khuyết tật: tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước để “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang