Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Không nên phi thường hóa hay bi thương hóa những câu chuyện về người khuyết tật, truyền thông còn cần chắt lọc, chọn lọc, thông tin đa chiều và đi sâu sát hơn về người khuyết tật. Và hơn cả, việc đưa tin, viết bài về người khuyết tật cũng rất cần sự tôn trọng trong việc giật tít, sử dụng ngôn từ cũng như hình ảnh của người khuyết tật…

Câu chuyện về người khuyết tật không phải là “một hiện tượng”

Nhiều cơ quan báo chí và truyền thông đã làm tốt vai trò phát hiện và tôn vinh những “tấm gương tiêu biểu” của người khuyết tật. Những câu chuyện này thường truyền cảm hứng, thể hiện ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, từ đó trở thành tấm gương cho người khác học hỏi. Đồng thời, còn mang lại cái nhìn đa chiều về cuộc sống của người khuyết tật, góp phần giúp xã hội hiểu rõ hơn về những thách thức và cống hiến của họ.

Tuy nhiên, đôi khi có xu hướng coi một số câu chuyện như “hiện tượng đặc biệt” và sử dụng ngôn từ mỹ miều, bi kịch hóa hoặc phi thường hóa. Điều này có thể làm quên đi rằng, có rất nhiều người khuyết tật khác vẫn đang âm thầm đóng góp cho xã hội một cách bình dị, không kém phần quan trọng. Sự quá tập trung vào một cá nhân có thể làm mất đi sự bình đẳng, và tạo ra những kỳ vọng không thực tế.

Việc tôn vinh những người khuyết tật là cần thiết, nhưng truyền thông nên đa dạng hóa sự chú ý, không nên chỉ quá tập trung vào một vài trường hợp. Nên quan tâm, tìm hiểu và công nhận nhiều người khuyết tật khác vẫn âm thầm cống hiến cho xã hội mà chưa được biết đến…

Có thể thấy trên thực tế, Việt Nam có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, với hàng trăm tổ chức của và vì người khuyết tật đang hoạt động tích cực; đặc biệt cùng quy định, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự tham gia của NKT vào cộng đồng xã hội ngày càng mạnh mẽ với nhiều cá nhân tiêu biểu trên khắp cả nước. Sự cân bằng trong cách truyền thông là yếu tố quan trọng để đảm bảo người khuyết tật không bị biến thành “hiện tượng” mà thay vào đó, được đối xử công bằng trong xã hội.

Qua đó, truyền thông cần phát hiện và tôn vinh đúng người, đúng việc, tránh lạm dụng và tạo nên những ảo tưởng có thể có về sự “vĩ đại của bản thân”, để từ đó xã hội có cái nhìn thực chất và công bằng hơn đối với những đóng góp của người khuyết tật, góp phần vào quá trình hiện thực quá cũng như thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng và đẩy đủ của NKT vào cộng đồng xã hội. Đồng thời hỗ trợ họ thực hiện nghĩa vụ của một công dân bình đẳng bên cạnh việc thực hưởng các chính sách, quyền và nghĩa vụ như bất kỳ ai trong xã hội.

Cần đấu tranh, lên án việc “lợi dụng” hình ảnh người khuyết tật

Thời gian qua, không chỉ có việc lợi dụng người khuyết tật để kiếm lợi, mà hình ảnh của họ cũng dễ bị lợi dụng. Nhiều người đã giả dạng thành người khuyết tật, như mù lòa hoặc mất chân, tay… để lừa gạt, trục lợi từ lòng tốt của cộng đồng. Nếu như cộng đồng, xã hội có thể từ đó mất dần đi niềm tin, trở nên nghi kỵ, có phần xa lánh đối với người khuyết tật, thì người khuyết tật sẽ có thể sẽ mặc cảm, tự ti hơn, cảm thấy bị xúc phạm hay đơn giản chỉ là họ sẽ mất đi một nguồn thu nhập khi làm việc bằng chính khả năng của bản thân để đảm bảo cuộc sống… Trong khi khuyết tật là điều không ai mong muốn, người khuyết tật phải nỗ lực để vượt qua những rào cản do tình trạng khuyết tật mang lại thì có những “kẻ táng tận lương tâm” lợi dụng điều đó “để kiếm tiền”. Hơn thế nữa, nó còn có thể tác động không nhỏ đến hệ thống chính sách, an sinh và hình ảnh của Việt Nam…

Bên cạnh đó, lại có những cá nhân “lợi dụng” truyền thông về người khuyết tật để mưu cầu lợi ích. Có những người sau khi được giới thiệu cho những nhân vật tiêu biểu thì lại không viết thay vào đó “kể lại” những câu chuyện “rất đỗi binh thường” của người khuyết tật như bao câu chuyện về nghị lực sống của người khuyết tật khác thay vì những gì họ đã làm được cho xã hội, thay vì những tấm gương tiêu biểu thật sự nổi bật, câu chuyện của họ thật sự là nguồn động lực truyền cảm hứng… Hay lại có người đề nghị viết bài cho người khuyết tật nhưng sau đó lại không viết, khất lần rồi cuối cùng là đi vào lãng quên. Có thể hay có vẻ như chưa có “lợi ích” gì nên người khuyết tật được “hứa hẹn” kia chưa được “quan tâm”. Cũng có thể, ở đây người khuyết tật chưa cho “truyền thông” được hưởng cái lợi ích mà truyền thông đang hướng đến… Hơi xót xa nhưng sự thật là khi truyền thông về người khuyết tật, có đơn vị hay cá nhân thay vì phát huy tính quan trọng, vai trò của truyền thông thì lại lấy truyền thông làm công cụ, lợi dụng để mưu cầu lợi ích cá nhân trên danh nghĩa theo kiểu đôi bên cùng có lợi.

Phải khẳng định rằng, truyền thông cũng đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, cộng đồng cũng như có vai trò lớn trong việc giúp khởi nghiệp và sáng tạo nội dung, mở ra nhiều cơ hội cho người khuyết tật. Tuy nhiên, truyền thông sai cách, thiếu kiểm soát có thể mang đến hệ lụy tiêu cực, đặc biệt là với những đối tượng yếu thế. Việc lợi dụng hình ảnh người khuyết tật để kiếm tiền, làm giàu, không chỉ có nguy cơ gây mất lòng tin vào xã hội mà còn dẫn đến việc người khuyết tật bị xem như công cụ trục lợi, thay vì nhận được sự tôn trọng.

Có thể thấy, truyền thông đã giúp nhiều cá nhân trong đó có nhiều người khuyết tật khởi nghiệp thành công, làm giàu bằng việc xây dựng ý tưởng trở thành những nhà sáng tạo nội dung. Đây cũng sẽ là một cơ hội nghề nghiệp mới với nhiều triển vọng đối với người khuyết tật khi việc lên ý tưởng, sáng tạo nội dung đối với mỗi con người có vẻ như là vô hạn, vô tận. Thế nhưng, ai cũng biết, bên cạnh hiệu quả truyền thông thì hệ lụy của truyền thông cũng rất ghê gớm nếu truyền thông sai cách, không đúng…

Và cũng trên thực tế, thời gian qua, đã có rất nhiều đơn vị, cá nhân vì lý do nào đó mà bất chấp nội dung để rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường mà đối tượng bị ảnh hưởng chính là nhóm đối tượng yếu thế không có hoặc ít có khả năng bảo vệ bản thân trước những thông tin độc, thiếu kiểm chứng, thông tin sai sự thật, thông tin ảo khiến người khác bị mơ hồ,  những nội dung vi phạm đạo đức thậm chí là vi phạm pháp luật.

Mục đích kiếm tiền, làm giàu là chính đáng nhưng cách thức thì là vấn đề đáng bàn. Và khởi nghiệp bằng truyền thông, bằng hình ảnh người khuyết tật, bằng những câu chuyện truyền cảm hứng… cũng là một điều rất tốt, có thể sẽ góp phần giúp xã hội tốt đẹp hơn nhưng cũng cần cảnh báo và giám sát chặt chẽ để chính người khuyết tật có thể lường được những nguy cơ; để cơ quan truyền thông chính thống phát hiện và đấu tranh với những “kẻ làm truyền thông bẩn”. Hơn nữa là, để đảm bảo quyền lợi và hình ảnh người khuyết tật không bị lạm dụng..

Tóm lại, người khuyết tật hay bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu của truyền thông sai lệch. Vì lợi ích cá nhân, nhiều kẻ đã sẵn sàng bỏ qua các giá trị đạo đức để đạt được mục đích, gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Cần truyền thông đa chiều, sâu sát liên quan đến người khuyết tật

Việt Nam là một quốc gia có hệ thống truyền thông rộng khắp, đa dạng, phong phú loại hình với khoảng 800 cơ quan báo chí chính thống cùng số lượng trang điện tử lớn, nhiều loại hình từ hình, phát thanh, in đến các loại truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội… Các cơ quan truyền thông đang rất tích cực tuyên truyền về người khuyết tật, thế nhưng có lẽ cũng cần xem xét thêm việc truyền thông về người khuyết tật như thế nào bên cạnh việc nêu gương, tuyên truyền những câu chuyện xung quanh bản thân người khuyết tật.

Một trong những vấn đề đang rất cần được quan tâm khi truyền thông liên quan đến người khuyết tật đó chính là tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách đối với người khuyết tật đặc biệt là quyền lợi và nghĩa vụ của người khuyết tật; đó là đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật; đó còn là phản biện chính sách, nói lên tiếng nói của người khuyết tật, những nguyện vọng, tâm tư góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách; đó còn là nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho người khuyết tật và cộng đồng…

Chỉ khi người khuyết tật được tuyên truyền một cách đầy đủ, đa chiều, đa phương diện và đi sâu đi sát vào thực tế trên mọi mặt thì người khuyết tật thực sự hòa nhập một cách bình đẳng và đầy đủ, những giá trị người khuyết tật mang lại mới thực sự có giá trị trong một “xã hội đa dạng”.

Bên cạnh đó, những hình ảnh những người không khuyết tật cũng đang từng ngày đồng hành với người khuyết tật cũng cần được chia sẻ rộng rãi, lan tỏa. Họ không chỉ góp phần giúp thực thi chính sách, hiện thực hóa quyền của người khuyết tật mà đó còn là những hình ảnh đẹp để mọi người có niềm tin hơn vào cuộc sống, thúc đẩy những hình ảnh đẹp đó ngày một lan tỏa nhiều hơn. Có thể lấy ví dụ minh chứng cho những hình ảnh đẹp đó, cũng rất nổi bật và ấn tượng trong thời gian vừa qua: Nếu như truyền thông thời gian vừa qua chỉ tập trung vào nhiều việc tuyên truyền các chiến sỹ làm căn cước công dân đã vất vả, trách nhiệm thế nào nhưng những hình ảnh trợ giúp người khuyết tật, người già… gọi chung là đối tượng yếu thế đến với địa điểm làm căn cước thậm chí là hỗ trợ làm căn cước tại nhà thì vẫn còn chưa nhiều đặc biệt là hình ảnh một nữ chiến sỹ tại Quảng trị đã giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu với người khuyết tật nghe nói đã chạm đến ước muốn của người khuyết tật nói chung là rất cần được hỗ trợ để hòa nhập. Và có thể là một câu chuyện giá như qua hình ảnh đầy ý nghĩa đó, nhưng thực tế cho thấy, nếu người khuyết tật có thể được đảm bảo những nhu cầu cơ bản, NKT hoan toàn tự tin để hòa nhập một cách đầy đủ, bình đẳng và có những đóng góp như người không khuyết tật. Đồng thời, qua câu chuyện đó, cũng rất mong mỏi người khuyết tật sẽ được hỗ trợ tại các cơ sở, dịch vụ công trong thời gian tới…

Tạm kết: Tin tưởng và hy vọng rằng, những câu chuyện truyền cảm hứng, truyền lửa từ những tấm gương sáng, thật sự tiêu biểu không chỉ riêng là câu chuyện của NKT, đối tượng yếu thế mà là bất kỳ ai trong xã hội sẽ được truyền thông một cách đúng nghĩa để những câu chuyện đó thực sự là những câu chuyện đẹp, ý nghĩa cho đông đảo mọi người. Bên cạnh đó, những nội dung liên quan đến người khuyết tật sẽ được truyền thông sâu rộng, đa chiều, đầy đủ và phù hợp, những vấn đề, hệ lụy làm ảnh hưởng đến người khuyết tật sẽ bị đấu tranh, bài trừ và loại bỏ. Hơn cả là với vai trò của mình, mong muốn rằng truyền thông chân chính sẽ góp phần giúp người khuyết tật có được hạnh phúc thay vì làm người khuyết tật chịu tổn thương thêm bởi họ đã phải gánh chịu quá nhiều rào cản từ khuyết tật mang lại, định kiến xã hội, phân biệt và kỳ thị – những vấn đề dù ít, dù nhiều vẫn đang là rào cản lớn để người khuyết tật có thể hòa nhập bình đẳng vào cộng đồng một cách đầy đủ, góp phần vào sự đa dạng hóa của xã hội. Đó còn thể hiện sự tôn trọng với NKT, tôn trọng chính bản thân và tôn trọng sự đa dạng của xã hội.

Tuệ An

Bài viết liên quan

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang