Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ ngành Tư pháp về phát triển công tác xã hội

Sáng ngày 21/11/2023, tại Hà Nội, Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp về phát triển công tác xã hội (CTXH)”. Tham dự có đại các bộ, ngành, Sở Tư pháp một số tỉnh, thành phố.
Các đại biểu tham Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết: CTXH là nghề giúp người khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội bảo vệ quyền lợi thông qua việc tư vấn, hỗ trợ tư pháp, tâm lý, giới thiệu, cung cấp các dịch vụ trợ giúp phù hợp. Phát triển nghề CTXH là điều cần thiết nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực CTXH ở ngành Tư pháp còn hạn chế, do vậy việc tăng cường thúc đẩy vai trò của nghề CTXH là rất quan trọng.
Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 ban hành Chương trình phát triển CTXH giai đoạn 2021-2030, Bộ GDĐT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan  liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ CTXH; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ về CTXH; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên CTXH và thiết lập mạng lưới viên chức, nhân viên CTXH trong trường học.
Đại diện Cục Bảo trợ xã hội phát biểu tại Hội thảo
Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT về hướng dẫn CTXH trong trường học (Thông tư 33), trong đó quy định rõ về mục đích, nguyên tắc, nội dung CTXH trong trường học; đặc biệt quy định về trách nhiệm của UBND các cấp, các Sở GDĐT, phòng GDĐT, thủ trưởng cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo viên, nhân viên, ban đại diện cha mẹ học sinh, người học, cơ sở đào tạo CTXH. Quyết định số 4969/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2021 về Kế hoạch phát triển CTXH trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025, với mục đích là tiếp tục phát triển CTXH trong ngành Giáo dục phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng giai đoạn; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về CTXH; đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển dịch vụ CTXH trong các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
Ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các trường chuyên biệt công lập (thay thế Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập). Trong đó, quy định vị trí việc làm tư vấn học sinh. Các cơ sở giáo dục được bố trí 01 người trong trường hợp đủ biên chế, trường hợp không đủ biên chế thì bố trí kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động. Vị trí tư vấn học sinh sẽ làm nhiệm vụ tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học.
Bên cạnh đó, Bộ GDĐT tổ chức nhiều hoạt động về CTXH trong trường học như: Tập huấn, Hội thảo, Hội nghị nhằm mục đích đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong việc triển khai thực hiện CTXH trong trường học, từ đó xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển CTXH trong trường học, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của CTXH trong việc hỗ trợ học sinh tại các cơ sở giáo dục. Triển khai biên soạn, thẩm định phê duyệt các tài liệu, sổ tay về CTXH trường học, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng hướng dẫn về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên triển khai CTXH trong các cơ sở giáo dục.
Còn tại trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý (TGPL), thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước về TGPL ở Trung ương (Cục TGPL) và địa phương (Sở Tư pháp), các Trung tâm TGPL nhà nước cũng đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL trên phạm vi toàn quốc. Các lớp tập huấn có nội dung cập  nhật kiến thức pháp luật về TGPL, kỹ năng thực hiện TGPL, đặc biệt là kỹ năng tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính… và kỹ năng thực hiện TGPL cho các đối tượng đặc thù như: trẻ em, người chưa thành niên, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người. Các lớp tập huấn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL nói chung và trợ giúp viên pháp lý nói riêng, từ đó người thực hiện TGPL đã khẳng định vị trí, vai trò của mình, được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận và đánh giá cao, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ TGPL cho các đối tượng, đặc biệt là nhóm yếu thế.
Cũng tại Hội tháo, đại diện Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động – TBXH) đã trình bày về Quy trình xây dựng Nghị định về CTXH và một số nội dung chính nêu tại dự tháo Nghị định về CTXH; đại diện Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hà Nội trình bày vai trò phối hợp của CTXH trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế tại thành phố Hà Nội; đại diện Vụ Con nuôi (Bộ Tư pháp) trình này nội dung nâng cao vai trò của CTXH trong lĩnh vực nuôi con nuôi…/.
Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

Picture1

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Trung Thành

Picture1

Nam Định: Tạo động lực phát triển mới từ sắp sếp đơn vị hành chính  

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

abc

CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Picture2

ĐỂ CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT SÁT THỰC TẾ

1.3

Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ năm 2024: Mỗi ngọn nến thắp sáng – Vạn tấm lòng tri ân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang