Tháng hai 24, 2021

Hơn 3 triệu người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng

Theo báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), tính đến tháng 12-2020, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho 3.149.226 người, trong đó: 51.229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1.812.372 người cao tuổi; 1.096.027 người khuyết tật và 189.598 đối tượng bảo trợ xã hội khác với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỷ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Hơn 3 triệu người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng Xem thêm »

Hợp tác xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ người khuyết tật

(ĐHVO) – Ngày 24/02/2021, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam và Viện Khoa học Công nghệ Sáng tạo Việt Nam cùng Tạp chí điện tử Đồng Hành Việt ký kết thỏa thuận hợp tác để xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ người khuyết tật.

Hợp tác xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ người khuyết tật Xem thêm »

Những ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp của người khuyết tật

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (tiếng Anh: Convention on the Rights of Persons with Disabilities) là một văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên hiệp quốc soạn nhằm mục đích bảo vệ các quyền và nhân phẩm của người khuyết tật. Các quốc gia tham gia Công ước phải đảm bảo quyền được thụ hưởng bình đẳng mọi dịch vụ công cộng của người khuyết tật. Ngày 13/12/ 2006, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về  quyền của người khuyết tật A/RES/61/106. Tính đến ngày 07/01/ 2011, đã có 147 quốc gia ký và 97 nước phê chuẩn. Việt Nam là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước vào ngày 22/10/2007. Ngày 30/7/2009, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, đại diện Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã ký Công ước này. Đây là Công ước quốc tế về nhân quyền đầu tiên mà Hoa Kỳ đã ký trong gần một thập kỷ qua. Được xây dựng dựa trên khuôn khổ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 2008 và lần đầu tiên, Công ước này đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới. Đây là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Công ước này còn có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.

Những ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp của người khuyết tật Xem thêm »

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đổi mới, sáng tạo hậu Covid-19

Việc lựa chọn chiến lược phát triển một cách khoa học và phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thiết kế được các giải pháp chiến lược hiệu quả để có thể tận dụng được các cơ hội tốt nhất do thị trường mang lại, chủ động với những biến động của môi trường kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong giai đoạn hậu Covid. Với các giải pháp chiến lược hiệu quả, DNNVV có thể duy trì và phát triển  được thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó, đạt được mục tiêu, phát triển ổn định, bền vững và sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có hạn. Bài báo đề xuất những giải pháp chiến lược phát triển của DNNVV, giúp doanh nghiệp (DN) có thể hoạch định được một chiến lược phát triển hiệu quả và khả thi, đảm bảo hiệu quả công tác quản trị chiến lược nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đổi mới, sáng tạo hậu Covid-19 Xem thêm »

Lên đầu trang