Tháng mười 30, 2019

Sử dụng lao động là người khuyết tật được hưởng những ưu đãi gì?

(DHVO) Người sử dụng lao động vẫn luôn hạn chế tuyển dụng những người lao động khuyết tật do vấn đề sức khỏe, từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. Vậy, pháp luật có những cách nào để tăng nhu cầu sử dụng lao động khuyết tật của người sử dụng lao động.

Sử dụng lao động là người khuyết tật được hưởng những ưu đãi gì? Xem thêm »

Người khuyết tật khó tiếp cận với các hoạt động giải trí

(DHVO) Hoạt động giải trí có ý nghĩa để giải tỏa căng thẳng, giúp mọi người có thể cân bằng lại cuộc sống. Mọi người đề có thể dễ dàng tiếp cận với các hoạt động giải trí nhưng lại là “xa xỉ” đối với NKT.

Người khuyết tật khó tiếp cận với các hoạt động giải trí Xem thêm »

Nước mắt của những người vượt biên mưu sinh(Kỳ 1)

Đây là câu chuyện được chúng tôi ghi lại khi một cô gái trẻ ở Nghệ An với ước muốn cải thiện cuộc sống gia đình nên đã bước chân vào con đường vượt biên trái phép để muốn vào nước Anh nhưng rồi, cuộc sống trong trại và những lần băng rừng đã làm cô suy nghĩ lại. Về thôi, về quê hương mình.

Nước mắt của những người vượt biên mưu sinh(Kỳ 1) Xem thêm »

Quy định của pháp luật về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm cho Người khuyết tật

(DHVO) Việc làm có một vai trò vô cùng quan trọng đối với NKT. Việc làm không chỉ giúp NKT có thu nhập ổn định cuộc sống mà còn giúp họ hòa nhập cộng đồng, và đặc biệt là để họ thấy rằng mình cũng được bình đẳng như những người bình thường khác. Chính vì lẽ đó mà pháp luật đã đặt ra những quy định cụ thể để bảo vệ quyền của NKT trong lĩnh vực việc làm, góp phần tạo điều kiện cho NKT được thụ hưởng quyền lợi của mình trên cơ sở không phân biệt đối xử và bình đẳng. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề việc làm và bảo đảm việc làm cho NKT còn gặp nhiều khó khăn.

Quy định của pháp luật về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm cho Người khuyết tật Xem thêm »

Giao thông cho người khuyết tật: Đâu là giải pháp tối ưu?

Thái Bình hiện có gần 10 vạn người khuyết tật (NKT), chiếm trên 5% dân số của tỉnh. Những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành và nhiều tổ chức, cá nhân đã quan tâm, chăm lo đời sống cho NKT nhưng nhiều NKT vẫn còn gặp không ít khó khăn, trong đó có việc đi lại và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Hệ thống xe buýt chưa có đường dẫn thích hợp để người khuyết tật lên xe. Đã có sự đầu tư… Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải, hiện nay, tỷ lệ bến xe khách bảo đảm tiếp cận với NKT chiếm 50%, tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách công cộng bảo đảm để NKT tiếp cận chiếm 30%. Năm 2018, số lượt người được giảm giá vé giao thông đường bộ là 2.304 lượt. Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đặc biệt vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, các xe khách tăng cường hướng dẫn, trợ giúp, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho NKT. Đầu tư kinh phí thay thế phương tiện có lối lên xuống, chỗ ngồi dành riêng cho NKT tiếp cận với vận tải hành khách bằng đường bộ. Đặc biệt, Sở đã phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Thái Bình tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật dành cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe kinh doanh vận tải; phổ biến trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe giúp đỡ NKT khi tham gia giao thông công cộng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến lái xe, nhân viên phục vụ trên xe giúp đỡ hành khách, đặc biệt là NKT cũng được triển khai thực hiện. Một số bến xe trên địa bàn đã có lối dành cho NKT tiếp cận vào nhà chờ, có nhân viên bến xe hướng dẫn hỗ trợ NKT, tiêu biểu như bến xe trung tâm thành phố. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đặc biệt là vận tải hành khách công cộng đã có nhân viên hỗ trợ, giúp đỡ NKT lên xuống xe và bố trí chỗ ngồi phù hợp để NKT tham gia giao thông. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Phiệt Học là đơn vị đã và đang triển khai áp dụng công tác trợ giá cho NKT khi tham gia các tuyến xe buýt Phiệt Học. Được thành lập tháng 1/2018 và đi vào hoạt động từ tháng 5/2018, Công ty triển khai thực hiện 2 tuyến xe buýt gồm: thành phố – Thụy Tân (Thái Thụy) với giá vé 16.000 đồng/người/lượt; thành phố – Nam Phú (Tiền Hải) với giá vé 17.000 đồng/người/lượt. Ngay từ khi đi vào hoạt động, việc trợ giá cho NKT khi đi xe buýt đã được Công ty triển khai thực hiện. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc điều hành kinh doanh Công ty cho biết: Xuất phát từ sự đồng cảm với NKT, Công ty đã có những tấm vé đặc biệt cho NKT. Đối với người bị khuyết tật mức độ nhẹ sẽ được miễn giảm 50% giá vé, đối với người bị khuyết tật mức độ nặng, tần suất đi lại nhiều, sẽ được Công ty cấp vé miễn phí. Thời gian tới, ngoài việc trợ giá cho NKT, Công ty sẽ chú trọng nâng cao văn hóa phục vụ cho các nhân viên trên các tuyến xe buýt và cả xe khách cho NKT. Vẫn còn nhiều khó khăn Việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về NKT khi tham gia giao thông công cộng đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của NKT. Tuy nhiên, những chuyển biến đó chưa nhiều. Chị Hoàng Thị Thúy, xã Nam Hải (Tiền Hải) bị khuyết tật vận động đặc biệt nặng. Ngoài công việc bán sim thẻ điện thoại, chị nhận thêm việc giao các mặt hàng đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cho mọi người để kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Chính vì thế, trung bình 1 tuần chị Thúy phải 2 lần giao hàng cho khách trên địa bàn huyện. Chia sẻ về những khó khăn khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, chị Thúy cho biết: Tôi bị khuyết tật vận động nên phải ngồi trên xe lăn điện. Vì nhà không có điều kiện đưa đón nên mỗi khi đi giao hàng, phương tiện di chuyển chủ yếu của tôi là xe buýt. Gặp những tài xế xe buýt tốt, họ dừng lại cho tôi đi cùng. Hành khách thấy tôi là NKT thì họ xuống giúp tôi, đưa lên xe chứ các phương tiện đó không có đường lên, lối dốc. Còn có những xe buýt khi thấy tôi ra hiệu đón xe nhưng xe không dừng và nếu dừng lại phát hiện tôi bị khuyết tật, chủ xe từ chối phục vụ ngay. Những hôm ấy tôi phải tự mình di chuyển bằng xe điện, có khi phải mất hàng tiếng đồng hồ mới đến nơi. Cũng chia sẻ về những khó khăn trong việc tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng, chị Trần Thị Hà, xã Kim Trung (Hưng Hà) cho biết: Bản thân tôi là hội viên của Hội Người khuyết tật tỉnh nên trung bình 1 tuần tôi phải bắt xe buýt lên thành phố Thái Bình 2 lần. Bị khuyết tật vận động mức độ nhẹ ở bả vai và cánh tay nên tôi không gặp khó khăn khi đón xe buýt. Tuy nhiên, khi xe buýt đông người thì tôi không được nhường ghế mà phải đứng suốt hành trình, giá vé đối với những NKT như tôi cũng không được giảm. Mặc dù đã có các văn bản chỉ đạo của trung ương về việc hỗ trợ giao thông cho NKT nhưng thực tế hiện nay tại Thái Bình việc triển khai của các đơn vị liên quan vẫn còn nhiều lúng túng. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như: nguồn vốn của đơn vị vận tải còn hạn chế nên các chính sách hỗ trợ kinh phí để cải tạo, nâng cấp bến xe, nâng cấp phương tiện, miễn, giảm giá vé cho NKT chưa được quan tâm đúng mức. Rất khó bắt gặp hình ảnh NKT đi xe lăn trên các tuyến xe buýt, xe khách bởi lẽ do hệ thống xe cũ, chưa có lối lên thích hợp với xe lăn. Mặt khác, hệ thống tiếp cận cho NKT lên xe như các bến xe, điểm đầu cuối, nhà chờ xe, vỉa hè… chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho NKT sử dụng. Thái độ của một số hành khách và nhân viên phục vụ trên xe cũng chưa thực sự niềm nở, thân thiện. Nhiều NKT vì thế mà mặc cảm, tự ti, hạn chế rất nhiều trong việc đi lại, giao tiếp với cộng đồng. Với người bình thường, việc tham gia giao thông đã không hề dễ dàng, đối với NKT lại càng là thách thức không hề nhỏ. NKT cũng có những nhu cầu nhất định trong việc tiếp cận các công trình giao thông công cộng. Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Mai Xuân Trường, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Việc NKT tiếp cận các dịch vụ giao thông công cộng ở tỉnh vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là những NKT ở nông thôn. Mặc dù một số nhà xe cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho NKT nhưng phạm vi cũng chỉ bó hẹp ở các tuyến xe cố định, chưa bao quát được toàn tỉnh. Hầu hết các phương tiện đều không phù hợp cho NKT sử dụng như: cửa xe hẹp, gầm xe cao, điểm dừng xe không có đường tiếp cận để NKT lên xe cho nên phần lớn NKT gặp không ít trở ngại khi tham gia giao thông công cộng. Để khắc phục những khó khăn trên, mới đây, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, bến xe khách, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định về tiếp cận tham gia giao thông cho NKT. Bố trí nhân lực giúp đỡ NKT khi tham gia giao thông. Sở cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các bến xe khách cải tạo phương tiện, có lối lên xuống dành cho NKT theo đúng chuẩn quy định. Trợ giá vận tải cho hành khách công cộng để miễn giảm giá vé cho NKT khi tham gia giao thông công cộng. Tuy nhiên, để các giải pháp đạt được hiệu quả tối ưu, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng nhằm giảm bớt khó khăn cho NKT, góp phần giải bài toán tiếp cận giao thông công cộng cho NKT. Theo Thu Hoài/ Nguồn tin: Báo Thái Bình

Giao thông cho người khuyết tật: Đâu là giải pháp tối ưu? Xem thêm »

Người khuyết tật được miễn, giảm án phí?

(DHVO) Người khuyết tật thường là những người yếu thế trong xã hội, theo đó, họ thường xuyên bị chèn ép, bóc lột,… Và để đảm bảo quyền lợi cho mình, họ cũng biết làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết, trong đó có cơ quan tòa án. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng họ phải đối diện khi làm đơn gửi tới tòa án, đó chính là: án phí

Người khuyết tật được miễn, giảm án phí? Xem thêm »

Lên đầu trang